tailieunhanh - Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên năm học 2016-2017 môn Hóa học (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Đề thi gồm các câu hỏi nằm trong phần: Phản ứng oxi hóa - khử, dung dịch, khoáng chất, sản xuất vôi sống, hiđrocacbon và dẫn xuất chứa oxi của hiđrocacbon. Ở dưới đề thi có hướng dẫn chi tiết. Hi vọng với đề thi này các em sẽ nâng cao thêm kỹ năng giải đề và tự tin bước vào kì thi chính thức. Mời các em cùng tham khảo. | ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN Năm học: 2016 – 2017 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút; không kể thời gian phát đề. (Đề thi gồm có 2 trang) I – PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ (1,5 điểm) 1) Viết phương trình hóa học của một phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong các thí nghiệm sau: (a) Đốt cháy quặng pirit sắt. (b) Hòa tan mangan đioxit trong dung dịch axit clohidric đậm đặc, đun nóng. (c) Hòa tan nhôm trong dung dịch axit sunfuric đậm đặc, đun nóng, thấy thoát ra duy nhất một chất khí không màu, mùi trứng thối. (d) Hòa tan oxit FexOy vào dung dịch axit sunfuric đậm đặc, đun nóng, thấy thoát ra duy nhất một chất khí không màu, mùi hắc. 2) Một thanh sắt bị gỉ cân nặng 20,52 gam. Người ta mài thanh sắt này thành bột rồi dùng khí CO dư khử hoàn toàn ở nhiệt độ cao. Dẫn toàn bộ sản phẩm khí thu được sau phản ứng vào dung dịch nước vôi trong thì thấy xuất hiện 28,5 gam kết tủa. Biết rằng, gỉ sắt là hỗn hợp của các chất Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hỏi trước khi bị gỉ (sắt nguyên chất), khối lượng thanh sắt là bao nhiêu ? II – DUNG DỊCH (2,0 điểm) 1) Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất: canxi clorua đihyđrat và nước cất ( có tỉ khối d = 1 g/ml). Hãy tính toán và trình bày rõ cách pha chế dung dịch CaCl2 12%. Giả sử điều kiện thí nghiệm có đủ. 2) Cốc thủy tinh thứ nhất chứa dung dịch NaNO3 1,5M. Cốc thủy tinh thứ hai chứa dung dịch NaNO3 xM với gấp đôi lượng thể tích so với cốc thứ nhất. Rót toàn bộ dung dịch trong cốc thứ hai vào cốc thứ nhất thì thu được 225 ml dung dịch NaNO3 2M. Tính giá trị x. 3) Có 4 lọ dung dịch không màu cần xác định tên gồm các chất: amoni đihyđrophotphat, nước vôi trong, axit sunfuric, natri hiđroxit. Người ta cho lần lượt từng cặp dung dịch trong các lọ phản ứng với nhau và thu được kết quả ghi ở bảng sau: Lọ 1 Lọ 1 Lọ 2 Lọ 3 Lọ 2 Lọ 3 Lọ 4 ↑ o ↑ và ↓ o o ↓ Chú thích: o : Không hiện tượng; ↑ : Có khí thoát ra; ↓ : Xuất hiện kết tủa. Hãy xác định từng dung dịch trong mỗi lọ và viết các phương trình hóa học đã xảy ra. III
đang nạp các trang xem trước