tailieunhanh - Đánh giá mô hình tổ chức hệ thống nghiên cứu về khoa học xã hội ở Việt Nam
Bài viết trình bày về những nghiên cứu, phân tích và đánh giá những mặt tích cực và những hạn chế của mô hình tổ chức hệ thống nghiên cứu về KHXH&NV ở nước ta trong thời gian qua. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đề xuất các khuyến nghị đổi mới mô hình tổ chức hệ thống nghiên cứu về KHXH&NV ở nước ta trong thời kỳ mới. | Đánh giá mô hình tổ chức hệ thống nghiên cứu về khoa học xã hội. 78 ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGHIÊN CỨU VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TS. Trần Xuân Định Nguyên Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KH&CN Tóm tắt: Khoa học xã hội (KHXH) ở nước ta có lịch sử lâu năm và giữ vị trí rất quan trọng trong hệ thống các lĩnh vực khoa học. Mô hình tổ chức hệ thống nghiên cứu về KHXH được định hướng theo các mục tiêu hiện đại, dân chủ, xã hội hóa và tự chủ (autonomy), kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học và sau đại học. Bài viết trình bày những nghiên cứu, phân tích và đánh giá những mặt tích cực và những hạn chế của mô hình tổ chức hệ thống nghiên cứu về KHXH&NV ở nước ta trong thời gian qua. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đề xuất các khuyến nghị đổi mới mô hình tổ chức hệ thống nghiên cứu về KHXH&NV ở nước ta trong thời kỳ mới. I. MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, hệ thống nghiên cứu về KHXH có lịch sử phát triển từ năm 1953, khi nước ta còn đang trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi đó mới chỉ là Ban nghiên cứu về Văn - Sử - Địa với quy mô nhỏ, do Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ký quyết định thành lập (Quyết định số 34/NQ/TW ngày 02/12/1953). Gần 60 năm đã trôi qua, các tổ chức nghiên cứu về KHXH ngày nay đã phát triển thành hệ thống, bao gồm các tổ chức nghiên cứu của Nhà nước, của Đảng cộng sản Việt Nam, của các tổ chức chính trị - xã hội, của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ khác nghiên cứu về KHXH. Lĩnh vực nghiên cứu phổ quát tất cả các khối ngành khoa học (KHXH, khoa học nhân văn, kinh tế - quản trị kinh doanh, văn hóa - nghệ thuật và sư phạm). Sự lớn mạnh về lượng và về chất của hệ thống nghiên cứu về KHXH ở nước ta gắn liền với sự lớn mạnh và trưởng thành của đất nước, của hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN, của đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu về KHXH. Nhìn từ một khía cạnh khác, sự lớn mạnh của hệ thống nghiên cứu về KHXH được thể hiện ở mối liên kết .
đang nạp các trang xem trước