tailieunhanh - Nâng cao chất lượng dạy tiếng việt cho sinh viên Lào từ cơ sở của quan điểm giao tiếp
Những năm gần đây, nước bạn Lào đã gửi nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) sang học tập tại trường Đại học Quảng Bình. Để học tập, sinh hoạt được trên đất Quảng Bình, đòi hỏi HSSV Lào phải nắm kiến thức Tiếng Việt - một công cụ quan trọng trong giao tiếp. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy cho HSSV Lào, chúng tôi nghiên cứu tiếp cận quan điểm giao tiếp để ứng dụng dạy Tiếng Việt theo các định hướng cơ bản sau: Tìm hiểu vấn đề hoạt động giao tiếp và quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt; Xác định được đặc trưng và mục tiêu của đối tượng tham gia học Tiếng Việt; Lựa chọn các phương án tối ưu: xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bài giảng và cách thức tổ chức dạy Tiếng Việt cho HSSV Lào theo quan điểm giao tiếp. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN LÀO TỪ CƠ SỞ CỦA QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP Nguyễn Thị Nga Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt. Những năm gần đây, nước bạn Lào đã gửi nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) sang học tập tại trường Đại học Quảng Bình. Để học tập, sinh hoạt được trên đất Quảng Bình, đòi hỏi HSSV Lào phải nắm kiến thức Tiếng Việt - một công cụ quan trọng trong giao tiếp. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy cho HSSV Lào, chúng tôi nghiên cứu tiếp cận quan điểm giao tiếp để ứng dụng dạy Tiếng Việt theo các định hướng cơ bản sau: Tìm hiểu vấn đề hoạt động giao tiếp và quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt; Xác định được đặc trưng và mục tiêu của đối tượng tham gia học Tiếng Việt; Lựa chọn các phương án tối ưu: xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bài giảng và cách thức tổ chức dạy Tiếng Việt cho HSSV Lào theo quan điểm giao tiếp. Từ khóa: Nâng cao chất lượng, giảng dạy Tiếng Việt, quan điểm giao tiếp, sinh viên Lào, quan trọng 1. QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Đi liền với sự phát sinh, sự tiến hóa và phát triển của đời sống con người là lao động. Quá trình lao động đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp và nhờ thế ngôn ngữ theo con người mà phát sinh và phát triển. “Hoạt động giao tiếp là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm trao đổi thông tin, bộc lộ, tình cảm, yêu cầu hành động, đồng thời thể hiện thái độ, cách đánh giá, cách ứng xử của họ với nhau thông qua nội dung giao tiếp” [1]. Đó là một trong những hoạt động có ý thức của con người, đóng vai trò rất quan trọng trong tổ chức và phát triển xã hội. Cùng với lao động, giao tiếp là hoạt động cơ bản nhất của xã hội. Người ta giao tiếp để tác động nhận thức, tác động tư tưởng, tình cảm và tác động hành động nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác. giữa các thành viên trong xã hội. Thông qua đó con người có thể tập hợp nhau, tổ chức thành tập thể, thành cộng đồng. Giao tiếp vừa là khả năng vừa
đang nạp các trang xem trước