tailieunhanh - Bàn về mô hình liên kết ba nhà thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam
Bài viết này được nghiên cứu dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các nước, mô hình liên kết ba nhà với các điều kiện đi kèm hy vọng có thể khai thác và áp dụng hiệu quả tại Việt Nam. tài liệu. | JSTPM Vol 1, No 3, 2012 71 BÀN VỀ MÔ HÌNH LIÊN KẾT BA NHÀ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM TS. Bùi Tiến Dũng Trường Quản lý KH&CN, Bộ KH&CN Tóm tắt: Hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam rất cần những mô hình thích hợp để phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mô hình liên kết ba nhà (Nhà nước nhà doanh nghiệp - nhà nghiên cứu) được nhiều nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện. Ở nước ta, nhìn ở cấp độ vi mô, trong số 150 nghìn doanh nghiệp sản xuất, chỉ khoảng 0,1 - 0,3% doanh thu của doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ và vai trò của ba nhà trong đổi mới sáng tạo vẫn tồn tại độc lập tương đối, dẫn tới khó khăn trong việc tạo ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao. Trong bài viết này, trên cơ sở kinh nghiệm của các nước, mô hình liên kết ba nhà với các điều kiện đi kèm hy vọng có thể khai thác và áp dụng hiệu quả tại Việt Nam. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, các trường đại học, viện nghiên cứu đang dần nhận ra hiệu quả của việc bắt tay với doanh nghiệp trong việc tăng cường nghiên cứu, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tạo đầu ra cho sản phẩm KH&CN. Một số đơn vị đã tiên phong thúc đẩy hợp tác như: Trường Đại học Dược Hà Nội triển khai hợp tác với các công ty dược phẩm như Traphaco nhằm thúc đẩy các hoạt động R&D trong lĩnh vực dược có nguồn gốc thiên nhiên. Đây là lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam được Nhà nước đặc biệt khuyến khích; Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác với Tập đoàn IBM trong chuyển giao công nghệ và gia công chíp điện tử;. Một số doanh nghiệp đã chủ động tham gia nghiên cứu, phát triển công nghệ với trường đại học. Các mô hình phối hợp đang được nhân rộng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với tập đoàn IMI, tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Một số công ty đã thành công trong việc đưa công nghệ từ trường đại học ra thị trường như: Công ty BKAV của Đại học Bách khoa Hà .
đang nạp các trang xem trước