tailieunhanh - Vốn xã hội trong khoa học và công nghệ và những yếu tố cấu thành

Vốn xã hội trong khoa học và công nghệ (KH&CN) và những yếu tố cấu thành là một vấn đề mới, nhưng rất quan trọng và cần được nghiên cứu một cách thấu đáo, nhằm có những giải pháp nâng cao và phát triển nguồn vốn này. Một trong các yếu tố cấu thành nên vốn xã hội trong KH&CN chính là truyền thông KH&CN - vốn đã đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển ngành KH&CN của đất nước. | 56 Vốn xã hội trong KH&CN và những yếu tố cấu thành VỐN XÃ HỘI TRONG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH ThS. Nguyễn Hương Giang Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, Bộ KH&CN Tóm tắt: Vốn xã hội trong khoa học và công nghệ (KH&CN) và những yếu tố cấu thành là một vấn đề mới, nhưng rất quan trọng và cần được nghiên cứu một cách thấu đáo, nhằm có những giải pháp nâng cao và phát triển nguồn vốn này. Một trong các yếu tố cấu thành nên vốn xã hội trong KH&CN chính là truyền thông KH&CN - vốn đã đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển ngành KH&CN của đất nước. 1. Vốn xã hội Trong xã hội, bên cạnh sự tồn tại của các loại vốn vật chất (physical capital) như vốn tiền tệ, đất đai, con người thì còn có những loại vốn vô hình (intangible) khác như: vốn văn hóa, vốn xã hội (social capital). Trong đó, vốn xã hội là một khái niệm đã được thừa nhận từ lâu. Trên thế giới, đã có nhiều tác giả đưa ra các cách giải thích khác nhau về vốn xã hội, có thể kể đến: Pierre Bourdieu (Pháp) [1], 1986; Coleman (Mỹ) [2], 1988; Robert David Putnam (Mỹ) [3], 1995, 2000; Fukuyama (Nhật Bản) [4], 2001, 2002 và Lyda Judson Hanifan (Mỹ) [5] - người đầu tiên đưa ra khái niệm vốn xã hội vào năm 1916. Tuy nhiên, các tác giả đều thống nhất cho rằng, vốn xã hội là một nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội, được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội, hoặc mạng lưới xã hội, qua đó các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích. Điểm đặc biệt là, vốn xã hội tồn tại dựa trên sự tin cậy và quan hệ tương tác với nhau, có đi có lại (trust and reciprocity). Cũng chính vì những đặc tính của vốn xã hội, nhiều tác giả đã thực hiện các nghiên cứu về việc áp dụng vốn xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội và thấy rõ tác động tích cực của nó tới sự phát triển các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, nhiều tác giả còn chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa ba loại vốn: vốn kinh tế, vốn xã hội và vốn con người, đặc biệt là vai trò quan trọng của vốn xã hội trong .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.