tailieunhanh - Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình
Bài viết nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Bình về quy mô, hiệu quả sản xuất, cơ sở hạ tầng, tình hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, trình độ lao động. Trên cơ sở đó phân tích những mặt thuận lợi, đạt được và những mặt khó khăn, thách thức để đề ra các giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả và bền vững kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH QUẢNG BÌNH Trần Tự Lực Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Bình về quy mô, hiệu quả sản xuất, cơ sở hạ tầng, tình hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, trình độ lao động. Trên cơ sở đó phân tích những mặt thuận lợi, đạt được và những mặt khó khăn, thách thức để đề ra các giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả và bền vững kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế trang trại đã được tỉnh Quảng Bình quan tâm từ cuối thập kỷ 80 nhưng mãi đến năm 2000 thì loại hình kinh tế này vẫn chưa phát triển. Tính đến tháng 7 năm 2000 toàn tỉnh có 822 hộ sản xuất kinh doanh theo xu thế phát triển trang trại, trong đó chỉ có 47 cơ sở đạt hai tiêu chí theo Thông tư 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 26/6/2000 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục thống kê; 616 cơ sở đạt một tiêu chí về quy mô mà không đạt tiêu chí về giá trị hàng hóa. Số còn lại, 159 cơ sở mang tính chất gia trại không đủ tiêu chí nào. Tuy nhiên sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000 của Chính phủ về Kinh tế trang trại và Chỉ thị số 36/CT/TU ngày 30/6/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại với nhiều chủ trương và chính sách như: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình 5 triệu ha rừng. đã mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình cả về số lượng và chất lượng. Kinh tế trang trại trở thành khâu đột phá, tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp và đã phát huy được lợi thế của từng vùng; góp phần khai thác và tận dụng nguồn vốn trong dân; mở rộng thêm diện tích, tận dụng đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá ở các vùng gò đồi, miền núi và ven biển; tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo. Mặc dù đã có những bước phát triển nhiều mặt nhưng loại hình kinh tế trang .
đang nạp các trang xem trước