tailieunhanh - Giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp vùng khó khăn ở miền núi phía Bắc

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là xác định được giải pháp KH&CN phù hợp, nhằm khai thác tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp vùng khó khăn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. tài liệu. | JSTPM Tập 2, Số 2, 2013 23 GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÙNG KHÓ KHĂN Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC ThS. Trần Anh Tuấn, ThS. Đặng Ngọc Vượng, CN. Nguyễn Thị Hương, CN. Vũ Văn Đàm Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ KH&CN Tóm tắt: Trong xu thế phát triển và hội nhập của cả nước, bên cạnh những cơ hội, ngành nông nghiệp miền núi phía Bắc (MNPB) sẽ phải đối mặt với nhiều thác thức. Cạnh tranh ngày càng gia tăng, trong khi năng suất và giá trị sản xuất nông lâm nghiệp của vùng thấp so với tiềm năng phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, đặc biệt vùng MNPB tập trung nhiều xã (chiếm 48,8% tổng số xã) thuộc diện khó khăn theo Chương trình 135-II. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phát huy đúng vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực then chốt để phát triển nông lâm nghiệp bền vững trên địa bàn miền núi phía Bắc. Mục tiêu nghiên cứu là xác định được giải pháp KH&CN phù hợp, nhằm khai thác tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp vùng khó khăn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Vì vậy, phương pháp tiếp cận được xem xét cẩn trọng ở tính kinh tế và xã hội. Giải pháp lựa chọn mang tính chiến lược, phù hợp xu hướng, quy luật thị trường và dựa trên chuỗi giá trị. Cụ thể hơn khi nghiên cứu ở phạm vi vùng khó khăn, chúng tôi chú trọng đến: (1) Các yếu tố để người nông dân có thể tiếp cận, ứng dụng vào sản xuất thực tiễn; (2) Tạo giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh địa phương. Từ khóa: Giải pháp KH&CN; Sản xuất nông lâm nghiệp; Nông nghiệp miền núi; Miền núi phía Bắc. Mã số: 13082301 1. Mở đầu Để hòa nhập với xu thế phát triển kinh tế của cả nước trong thời kỳ hội nhập, MNPB phải đối mặt với nhiều thách thức, mà đối tượng chính là những người nông dân vùng sâu, vùng xa. Điều này còn tiềm ẩn nguy cơ kém phát triển và gia tăng khoảng cách giàu - nghèo. Trong nông nghiệp sản xuất thiếu khoa học, nạn phá rừng do áp lực của dân số và canh tác lương thực, đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đời sống người dân sẽ tiếp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN