tailieunhanh - Ứng dụng kỹ thuật ghép trong nhân giống dẻ trùng khánh (Castanea mollissima Blume)

Dẻ trùng khánh (Castanea mollisima Blume) là một loài dẻ ăn hạt thuộc họ Sồi dẻ (Fagaceae), là một đặc sản của vùng cao. Trong 3 năm đánh giá theo dõi, chúng tôi đã tuyển chọn được 30 cây Dẻ trùng khánh trội, có sức sống, chất lượng tốt và năng suất hạt cao đã được chọn làm vật liệu cấy ghép. Trong 3 phương pháp ghép được tiến hành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: ghép nêm và ghép bên có tỷ lệ sống của cành ghép cao hơn hẳn so với ghép mắt. Thời vụ ghép cũng ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống sót của cành ghép. Vào mùa Xuân tỷ lệ sống của cành ghép đạt tối đa cho cành ghép nêm và cành ghép bên. Tỷ lệ bật chồi của các cành ghép vào mùa Xuân cũng sớm hơn so với mùa Thu. Cành ghép nêm và bên bật chồi sau 4 tuần ghép. Như vậy, có thể thấy phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ thành cây ghép cao nhất, sinh trưởng của chồi cây ghép cũng tốt hơn chồi cây ghép của phương pháp ghép bên và ghép mắt. Ngoài ra, do cách tiến hành dễ dàng nên phương pháp này được đề xuất áp dụng trong nhân giống Dẻ trùng khánh. | Công nghệ sinh học & Giống cây trồng ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GHÉP TRONG NHÂN GIỐNG DẺ TRÙNG KHÁNH (Castanea mollissima Blume) Nguyễn Văn Phong Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Dẻ trùng khánh (Castanea mollisima Blume) là một loài dẻ ăn hạt thuộc họ Sồi dẻ (Fagaceae), là một đặc sản của vùng cao. Trong 3 năm đánh giá theo dõi, chúng tôi đã tuyển chọn được 30 cây Dẻ trùng khánh trội, có sức sống, chất lượng tốt và năng suất hạt cao đã được chọn làm vật liệu cấy ghép. Trong 3 phương pháp ghép được tiến hành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: ghép nêm và ghép bên có tỷ lệ sống của cành ghép cao hơn hẳn so với ghép mắt. Thời vụ ghép cũng ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống sót của cành ghép. Vào mùa Xuân tỷ lệ sống của cành ghép đạt tối đa là 93,3% cho cành ghép nêm và 88,6% cho cành ghép bên. Trong khi đó tỷ lệ này đạt từ 64,8 - 65,7% vào mùa Thu. Tỷ lệ bật chồi của các cành ghép vào mùa Xuân cũng sớm hơn so với mùa Thu. Cành ghép nêm và bên bật chồi cũng đạt tương ứng là 85,7; 78,1% và 85,7% sau 4 tuần ghép. Như vậy, có thể thấy phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ thành cây ghép cao nhất (85,7%), sinh trưởng của chồi cây ghép cũng tốt hơn chồi cây ghép của phương pháp ghép bên và ghép mắt. Ngoài ra, do cách tiến hành dễ dàng nên phương pháp này được đề xuất áp dụng trong nhân giống Dẻ trùng khánh. Từ khóa: Dẻ trùng khánh, ghép bên, ghép nêm, ghép mắt, nhân giống. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dẻ trùng khánh (Castanea mollisima Blume) là một loài cây đặc sản của Trùng Khánh - Cao Bằng và là một trong 4 loài Dẻ ăn hạt quan trọng nhất thuộc họ Sồi dẻ (Fagaceae). Đây là loài có thời gian sống 70 80 năm, thời gian ra quả kéo dài 40 - 50 năm, quả có hạt to, chứa nhiều chất dinh dưỡng, có mùi thơm và bùi, có giá trị thương phẩm cao (Lê Mộng Chân, 2000; Dương Mộng Hùng và cộng sự, 2006). Theo một số tài liệu công bố đã nêu thành phần các chất trong hạt Dẻ có lợi cho sức khỏe con người như: 3,3 - 5,4% glucoza; 34,4 - 46,5% gluxit; 1,2 - 2,0% lipit; 3,1 - 3,6% protêin (Dương Mộng Hùng và Nguyễn Văn Phong,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN