tailieunhanh - Tình hình bệnh sản khoa ở đàn bò cái sinh sản huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam và các biện pháp khắc phục

Mục đích nghiên cứu của đề tài là điều tra tình hình mắc bệnh sản khoa và tìm ra các nguyên nhân gây bệnh từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò. nội dung chi tiết. | Đó là do trong thời gian mang thai bò ăn phải những thức ăn có nhiễm các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ gây ngộ độc và dẫn đến sẩy thai, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như làm việc quá sức trong những ngày nắng nóng. Đối với bệnh sót nhau, tỷ lệ mắc cao vẫn là ở vùng núi (8,4%). Qua tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi thấy do hình thức chăn thả ở vùng này chủ yếu là chăn thả tự do gần như không có sự kiểm soát của con người vì vậy khi bò đẻ cũng không có sự chăm sóc của con người dẫn đến bò bị sót nhau nhiều. Đối với bệnh bại liệt thì tỷ lệ mắc cao lại là vùng đồng bằng (3,0%). Tìm hiểu nguyên nhân hầu hết bò bị bệnh này chủ yếu ở các hộ nuôi nhốt tại chuồng, ít cho bò vận động, thức ăn chủ yếu là cỏ ít có thức ăn bổ sung. Đối với bệnh viêm tử cung, tỷ lệ mắc cao vẫn là ở vùng núi (6,4%) bệnh này nguyên nhân chủ yếu là kế phát từ bệnh sót nhau. Đối với bệnh viêm vú thì tỷ lệ giữa các vùng không có sự sai khác nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại không tốt. Qua kiểm tra, chúng tôi thấy những bò bị viêm vú đều ở các hộ nghèo, chuồng trại tạm bợ thậm chí có hộ không có chuồng, để bò sống trong điều kiện rất mất vệ sinh. Đối với bệnh vô sinh, chậm sinh thì tỷ lệ mắc cao hơn lại ở vùng đồng bằng và ven biển. Theo chúng tôi ở những vùng này số lượng bò cái sinh sản gồm nhiều nái giống Lai Sind, giống này thì việc phát hiện động dục và phối tinh gặp nhiều khó khăn, nhất là bò đều được nuôi rải rác ở trong nông hộ. Còn ở vùng núi đàn bò cái sinh sản ở đây chủ yếu là bò Vàng Việt Nam được chăn thả tự do theo bầy đàn, đực cái lẫn lộn, giao phối tự do, vì vậy bệnh vô sinh, chậm sinh tỷ lệ thấp hơn.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN