tailieunhanh - Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 1995 - 2004
Thực tiễn cho thấy, sự biến động của tỷ giá hối đoái có quan hệ mật thiết với kết quả của nền kinh tế vĩ mô. Đây là một biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại thương và những biến số khác trong nền kinh tế. Sự thay đổi trong cán cân thương mại do biến động của tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế vĩ mô. . | Thứ nhất, trong mô hình cân bằng dài hạn (Cointegration Model) và mô hình biến động ngắn hạn (ECM) giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại của nghiên cứu này mới đề cập đến tác động của tỷ giá thực lên xuất, nhập khẩu chứ chưa xem xét tác động đến các biến số vĩ mô khác. Bên cạnh đó, việc phá giá đồng Việt Nam sẽ làm cho nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà sản xuất trong nước. Hiện tại, nhiều ngành kinh tế của Việt Nam còn phụ thuộc nặng nề vào đầu vào nhập khẩu như nông nghiệp, dệt may, công nghiệp hóa chất, điện tử. Do đó, phá giá sẽ đẩy chi phí sản xuất của những ngành này lên cao có thể gây nên lạm phát do chi phí (cost-push) đối với toàn nền kinh tế. Từ đó, giá cả hàng hoá xuất khẩu cũng gia tăng tính bằng nội tệ, dẫn đến hiệu ứng tích cực của phá giá đối với xuất khẩu trở nên bằng không. Thứ hai, phá giá sẽ làm nợ nước ngoài của chính phủ và những tổ chức kinh tế khác gia tăng tính theo đồng Việt Nam khiến cho ngân sách Chính phủ thêm khó khăn, những doanh nghiệp vay ngoại tệ của ngân hàng để tiến hành kinh doanh trên thị trường nội địa cũng sẽ bị thiệt hại do ngoại tệ lên giá so với đồng Việt Nam. Vì những lý do trên, cần phải tính toán rất cẩn thận những lợi ích và chi phí của việc phá giá đồng Việt Nam trước khi ra những quyết định quan trọng về vấn đề này.
đang nạp các trang xem trước