tailieunhanh - Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 117 SGK Địa lí 12
Để dễ dàng nắm vững được các nội dung trọng tâm của bài Cơ cấu ngành công nghiệp và biết vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập đi kèm mời các em tham khảo tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 117. Tài liệu với các gợi ý, định hướng cách giải chi tiết, dễ hiểu sẽ giúp các em nắm được phương pháp làm bài tập. | Bài 1 trang 117 SGK Địa lí 12 Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng. Hướng dẫn giải bài 1 trang 117 SGK Địa lí 12 -Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. Đó là nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành). -Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay đang nổi lên một số ngành trọng điểm, đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác như : công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt – may, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí – điện tử Bài 2 trang 117 SGK Địa lí 12 Tại sao cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch ? Hướng dẫn giải bài 2 trang 117 SGK Địa lí 12 -Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Bài 3 trang 117 SGK Địa lí 12 Chứng minh rằng ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó ? Hướng dẫn giải bài 3 trang 117 SGK Địa lí 12 - ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá: + Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí. + Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD. + Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí. + Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy. + Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện. + Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện. - Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: , Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử => là TTCN lớn nhất cả nước. - DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện => Đà Nẵng là TTCN lớn nhất .
đang nạp các trang xem trước