tailieunhanh - Ảnh hưởng của mật độ nuôi ban đầu và pH đến sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian pha cân bằng của tảo Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970) nuôi sinh khối

Mật độ nuôi và pH là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian đạt pha cân bằng của vi tảo nói chung và tảo T. pseudonana nói riêng. Nghiên cứu được thực hiện với 4 mật độ (10, 15, 20 và 25 vạn tb/ml) và 5 mức pH (7,0; 7,5; 8,0; 8,5 và 9,0) trong nuôi sinh khối tảo T. pseudonana ở thể tích 60 lít. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI BAN ĐẦU VÀ pH ĐẾN SINH TRƯỞNG, MẬT ĐỘ CỰC ĐẠI VÀ THỜI GIAN PHA CÂN BẰNG CỦA TẢO Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970) NUÔI SINH KHỐI EFFECT OF DENSITYAND pH ON GROWTH, MAXIMUM DENSITY AND THE TIME OBTAINED STATIONARY PHASE OF Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970) MASS PRODUCTION Trần Thị Lê Trang1, Lục Minh Diệp1 Ngày nhận bài: 15/8/2016; Ngày phản biện thông qua: 21/12/2016, Ngày duyệt đăng: 15/6/2017 TÓM TẮT Mật độ nuôi và pH là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian đạt pha cân bằng của vi tảo nói chung và tảo T. pseudonana nói riêng. Nghiên cứu được thực hiện với 4 mật độ (10, 15, 20 và 25 vạn tb/ml) và 5 mức pH (7,0; 7,5; 8,0; 8,5 và 9,0) trong nuôi sinh khối tảo T. pseudonana ở thể tích 60 lít. Kết quả cho thấy: Tảo được nuôi ở mật độ cao hơn (15, 20 và 25 vạn tb/ml) cho sinh trưởng, mật độ cực đại cao hơn và thời gian pha cân bằng sớm hơn so với mật độ thấp 10 vạn tb/ml (81,77 – 82,27 so với 71,53 vạn tb/ml; 4 hoặc 5 so với 6 ngày) (P 0,05). Tuy nhiên, ở mật độ ban đầu cao 25 vạn tb/ml có thời gian đạt pha cân bằng rất sớm (ngày thứ 4) nhưng thời gian duy trì của quần thể tảo T. pseudonana ngắn hơn 2 ngày so với các mật độ còn lại (8 ngày so với 10 ngày) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 Hình 1. Ảnh hưởng của mật độ Mật độ nuôi là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết đến tốc độ sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian tảo đạt pha cân bằng [1], [2], [5]. Nhiều nghiên cứu cho thấy: các loài tảo nói chung và tảo T. pseudonana nói riêng đều phát triển theo quy luật chung: khi mật độ nuôi cao thì tốc độ sinh trưởng của tảo nhanh, mật độ cực đại lớn và thời gian đạt pha cân bằng sớm hơn [3, 4, 6]. Mật độ nuôi cao làm số lượng tế bào tham gia vào quá trình phân chia càng lớn, kết quả là tốc độ sinh trưởng của tảo càng nhanh, số lượng tế bào tạo ra .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN