tailieunhanh - Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 200 SGK Địa lí 12
Tài liệu gồm phần lý thuyết hướng dẫn giải bài tập trang 200 là tài liệu tham khảo hữu ích nhằm giúp các em ôn lại kiến thức đã học và gợi ý phương pháp giải các bài tập Các vùng kinh tế trọng điểm trong sách. Mời các em tham khảo! | Bài 1 trang 200 SGK Địa lí 12 Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm ? Hướng dẫn giải bài 1 trang 200 SGK Địa lí 12 - Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta được nghiên cứu và hình thành từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay. Các vùng này hội tụ hàng loạt thế mạnh về vị trí dịa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội nằm trở thành động lực thúc đảy sự phát triển kinh tế của cả nước. Bài 2 trang 200 SGK Địa lí 12 Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Thời gian hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta. Hướng dẫn giải bài 2 trang 200 SGK Địa lí 12 Bài 3 trang 200 SGK Địa lí 12 Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm. Hướng dẫn giải bài 3 trang 200 SGK Địa lí 12 a-Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vùng này có diện tích gần 15,3 nghìn km2 (4,7 % diện tích tự nhiên cả nước) với số dân hơn 13,7 triệu người, năm 2006 (16,3 % số dân cả nước), bao gồm 8 tỉnh, thành phố, chủ yếu thuộc Đồng bằng sông Hồng. Ở đây hội tụ tương đối đầy đủ các thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội. -Trong vùng có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng, Cái Lân. -Một trong những tiềm năng nổi bật của vùng là nguồn lao động với số lượng lớn, chát lượng vào loại hàng đầu của cả nước. Ngoài ra, đây còn là vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ có lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ. Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng. -Để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần phải
đang nạp các trang xem trước