tailieunhanh - Giải bài tập Thuỷ quyển - một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông - một số sông lớn trên trái đất SGK Địa lí 10
Tài liệu với các gợi ý đáp án và cách giải cho từng bài tập trang 85 sẽ giúp các em ghi nhớ và khắc sâu nội dung chính của bài Thuỷ quyển - một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông - một số sông lớn trên trái đất để từ đó vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải bài tập liên quan. Mời các em tham khảo, chúc các em học tốt. | A. Tóm tắt Lý thuyết Thuỷ quyển - một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông - một số sông lớn trên trái đất Địa lí 10 I. Thủy quyển 1. Khái niệm Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. 2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất – Vòng tuần hoàn nước nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió, nhiệt độ ) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương. – Vòng tuần hoàn nước lớn: Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển. II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông 1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm – Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa. Ví dụ: Sông Hồng, mùa lũ (6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa. – Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan. Ví dụ: Sông Ô bi, Lênítxây, Lêna khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng. – Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi). 2. Địa thế, thực vật, hồ đầm a. Địa thế: Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài. Ví dụ : Ở miền Trung nước ta nước lũ lên rất nhanh vì sông ngòi ngắn dốc do địa hình núi lan ra sát biển, mưa khá tập trung, mưa với lượng nước lớn, trong thời gian ngắn. b. Thực vật: – Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt. – Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế lũ. Ví dụ : Trên các lưu vự sông
đang nạp các trang xem trước