tailieunhanh - Vấn đáp Luật thương mại Quốc tế
Tài liệu gồm 10 câu hỏi thi vấn đáp về Luật thương mại quốc tế. Tài liệu dành cho các bạn sinh viên trong ngành, hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các bạn khái quát được những kiến thức cần tập trung, những vấn đề quan trọng cần lưu ý và ôn thi tốt. . | Luật thương mại Quốc tế 1. Hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại chỉ được điều chỉnh bởi Luật thương mại. Sai. Ngoài LTM thì BLDS cũng điều chỉnh. Một số vấn đề như hiệu lực của hợp đồng, biện pháp bảo đảm. Không được LTM điều chỉnh nên những vấn đề này sẽ do BLDS điều chỉnh. 2. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại vô hiệu khi vi phạm các quy định của BLDS về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Đúng. Vì LTM không điều chỉnh vấn đề này nên cần dựa trên cơ sở pháp lý là BLDS. CSPL: Điều 122 BLDS. 3. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có hiệu lực pháp luật khi bên cuối cùng ký vào văn bản hợp đồng. Sai. Một số trường hợp thời điểm giao kết hợp đồng không trùng với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. CSPL: Điều 405 BLDS. 4. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là người thực hiện việc ký kết hợp đồng. Sai. Bởi lẽ chủ thể kí kết hợp đồng có thể người đại diện cho một thương nhân khác kí kết hợp đồng chứ không nhất thiết là người thực hiện hợp đồng. 5. Quyền sở hữu đối với hàng hóa trong quan hệ mua bán trong thương mại luôn được chuyển giao cùng một thời điểm với rủi ro đối với hàng hóa đó. Sai. Xem thêm tại Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 và Điều 61 Luật thương mại 2005 6. Hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng ủy quyền. Đúng. Quan hệ đại diện theo ủy quyền phát sinh trên cơ sở hợp đồng ủy quyền cũng tương tự như quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân. CSPL: Điều 141 LTM 2005. 7. Bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân. Đúng. Vì luật không cấm các bên đại diện đại diện cho nhiều thương nhân trừ một số trường hợp như: trong hợp đồng có quy định sự hạn chế trong phạm vi đại diện. 8. Cả 2 bên chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân đều phải có tư cách pháp nhân. Sai. Bởi lẽ cả 2 bên chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân chỉ bắt buộc có tư cách thương nhân (có tư cách thương nhận chưa chắc đã có tư cách pháp nhân). CSPL: Điều 141 LTM. 9. Các bên tham gia hợp đồng môi giới thương mại phải là thương nhân và kí hợp đồng môi giới thương mại nhằm mục đích kinh doanh. Sai. Bởi lẽ, pháp luật không bắt buộc các bên tham gia hợp đồng môi giới thương mại bắt buộc phải là thương nhân. 10. A và B có tư cách thương nhân, vì vậy, hợp đồng đại diện ký giữa A và B là hợp đồng đại diện cho thương nhân theo quy định của Luật thương mại. Sai. Vì nếu trường hợp hợp đồng đại diện giữa A và B không nhằm mục đích thương mại thì hợp đồng đại diện này không phải là hợp đồng đại diện cho thương nhân chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại.
đang nạp các trang xem trước