tailieunhanh - Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây dưới thời Rama III (1824 - 1851)

Khi nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, người ta thường chú ý đến những thành công nỗi bật trong chính sách đối ngoại khôn khéo của Xiêm dưới thời vua Mongkut (Rama IV) và vua Chulalongkon (Rama V) mà hầu như không đề cập đến thời Rama III trước đó, vì một số nhà sử học phương Tây cho rằng Rama III là một con người cứng nhắc và thiếu cởi mở. Mời các bạn cùng tìm hiểu. | Hiệp định thương mại chưa mang lại nhiều lợi lộc cho Xiêm nhưng họ đã thu được nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật trong một số lĩnh vực như in ấn, y tế, đóng tàu và kể cả việc học tiếng Anh miễn phí từ các nhà truyền đạo của Mỹ. Nhóm truyền giáo đạo Tin Lành đầu tiên đến Băng Cốc vào ngày 23-8-1828, gồm có, một bác sĩ người Đức thuộc Hội truyền giáo Hà Lan tên là Khan-kút-stáp, mục sư người Anh thuộc Hội truyền giáo London. Hai người này trước đây đã truyền đạo ở Trung Hoa rồi đến truyền đạo cho người Hoa ở Băng Cốc. Họ nhận thấy ở Xiêm không có sự kỳ thị về tôn giáo và các tôn giáo đều được tự do hoạt động, nên họ viết báo cáo gửi về Hội truyền giáo ở Mỹ. Từ đó nhiều nhóm truyền đạo Mỹ lần lượt sang Xiêm. Nhóm American board of commissioner for foreign mission đến Băng Cốc vào các năm 1831, 1843, 1835, 1840. Nhóm American Baptist mission đến Xiêm vào năm 1833. Nhóm Presbyterien đến Băng Cốc vào các năm 1840, 1847 [8, ]. Trong các nhóm truyền đạo nói trên có nhiều bác sĩ cấp phát thuốc và chữa bệnh miễn phí và giúp cho Xiêm cách tiêm chủng đậu mùa. Ngày 18-7-1835, nhà truyền đạo Wyliam đã mang theo máy in. Nhờ đó, tháng 6 năm 1835, thầy giảng Robinson đã chế tạo ra máy in chữ Thái đầu tiên ở Băng Cốc. Năm 1849, chính phủ Xiêm lần đầu tiên đã in thông báo cấm buôn bán thuốc phiện. Năm 1833, thông qua các nhà truyền giáo Xiêm đã chế tạo tàu thủy chạy bằng máy trên sông Chao-phray-a.[8, ].

TỪ KHÓA LIÊN QUAN