tailieunhanh - Giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh tế những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng

Qua mười năm hoạt động và thực hiện Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế có thể nói Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền đã vận dụng tốt các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp kinh tế. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này. | hay không như: Có căn cứ chứng minh người ký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền, người có thẩm quyền đã tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng kinh tế (giao tiền, nhận hàng.). Trong trường hợp người ký kết không đúng thẩm quyền nhưng các bên tham gia không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà chỉ yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ theo yêu cầu của các bên. Các bên tham gia hợp đồng biết được việc tham gia ký kết hợp đồng của một bên do người không đúng thẩm quyền nhưng hai bên chủ thể vẫn mặc nhiên thừa nhận không yêu cầu tuyên bố vô hiệu. Đây là vấn đề trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chưa quy định nên việc áp dụng chưa thống nhất và thực tế Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án trên căn cứ vào yêu cầu của các bên, còn cấp phúc thẩm lại căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Như vậy trong thực tiễn có những trường hợp nếu giải quyết phù hợp với thực tiễn đảm bảo lợi ích của các bên lại không phù hợp với pháp luật, ngược lại nếu theo pháp luật sẽ cứng nhắc và không phù hợp với thực tế. Do đó, khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật về hợp đồng phải hướng tới sự đảm bảo an toàn,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN