tailieunhanh - Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống giai đoạn sớm của cá mú lai giữa loài cá mú nghệ và cá mú hoa nâu

Nghiên cứu được thực hiện với 3 nghiệm thức (10, 20, 30 con/L) nhằm tìm ra mật độ ương thích hợp của cá mú lai giữa cá mú nghệ (Epinephelus lanceolatus) và cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus) tại các mật độ khác nhau trong bể trong nhà giai đoạn ương ban đầu. Kết quả cho thấy, ấu trùng cá được ương ở mật độ 10 và 20 con/L đạt tốc độ tăng trưởng đặc trưng (0,86 và 0,85%/ngày) cao hơn so với ương ở mật độ 30 con/L (0,61%/ngày; P | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG GIAI ĐOẠN SỚM CỦA CÁ MÚ LAI GIỮA LOÀI CÁ MÚ NGHỆ VÀ CÁ MÚ HOA NÂU EFFECT OF REARING DENSITIES ON GROWTH AND SURVIVAL OF GROUPER HYBRIDIZED BETWEEN GIANT GROUPER (Epinephelus lanceolatus) AND TIGER GROUPER (Epinephelus fuscoguttatus) AT EARLY STAGE Vũ Văn Sáng1, Vũ Văn In1, Đặng Toàn Vinh2 Ngày nhận bài: 09/11/2015; Ngày phản biện thông qua: 14/4/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với 3 nghiệm thức (10, 20, 30 con/L) nhằm tìm ra mật độ ương thích hợp của cá mú lai giữa cá mú nghệ (Epinephelus lanceolatus) và cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus) tại các mật độ khác nhau trong bể trong nhà giai đoạn ương ban đầu. Kết quả cho thấy, ấu trùng cá được ương ở mật độ 10 và 20 con/L đạt tốc độ tăng trưởng đặc trưng (0,86 và 0,85%/ngày) cao hơn so với ương ở mật độ 30 con/L (0,61%/ngày; P0,05) nhưng cao hơn đáng kể so với nghiệm thức còn lại 30 con/L (P0,05) và cao hơn đáng kể so với nghiệm thức ương ở mật độ 30 con/L (26,3 ± 3,25 mm; P0,05) và cao hơn đáng kể so với nghiệm thức còn lại (5,30 ± 0,37%; P<0,05; Hình 3). Hình 3. Tỷ lệ sống của cá mú lai giai đoạn ương ban đầu ở 3 mật độ ương Các ký tự khác nhau trên cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê, P<0,05 Gia tăng mật độ ương trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà vẫn đảm bảo tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cao cho đối tượng nuôi là một trong những điểm then chốt để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản [1], [5], [6], Papoutsoglou, 1998; [8]. Tuy nhiên, điều này liên quan mật thiết đến nhiều vấn đề như thiết kế hệ thống nuôi, chế độ cho ăn, kỹ thuật chăm sóc, quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh [8]. Tác động tiêu cực của việc gia tăng mật độ nuôi có thể nhận thấy như bất thường về tập tính, sức khỏe và các hoạt động sinh lý của cá, từ đó làm cá dễ bị stress, nhiễm bệnh, sinh trưởng chậm và gia tăng tỷ lệ chết .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN