tailieunhanh - Khảo sát hàm lượng acrylamide trong thực phẩm giàu tinh bột chế biến ở nhiệt độ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định hàm lượng acrylamide trong snack khoai tây và mì ăn liền sản xuất tại Việt Nam đang lưu hành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. bài viết. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG ACRYLAMIDE TRONG THỰC PHẨM GIÀU TINH BỘT CHẾ BIẾN Ở NHIỆT ĐỘ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 Cù Hoàng Yến*, Nguyễn Thị Hương Anh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Acrylamide là nguyên nhân gây ra ung thư ở động vật. Acrylamide được hình thành trong quá trình chế biến các thực phẩm giàu tinh bột ở nhiệt độ cao. Nhiều quốc gia và các hiệp hội quốc tế đã thực hiện đánh giá nguy cơ độc hại của acrylamide trong thực phẩm và đưa ra kết luận rằng cần có nhiều nỗ lực giảm hàm lượng chất này xuống thấp nhất có thể. Để có được cái nhìn sơ lược về tình trạng nhiễm Acrylamide trong thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát hàm lượng Acrylamide trong thực phẩm giàu tinh bột chế biến ở nhiệt độ cao đang lưu hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu: Xác định hàm lượng Acrylamide trong snack khoai tây và mì ăn liền sản xuất tại Việt Nam đang lưu hành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Đây là phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Mẫu được lấy ngẫu nhiên tại các chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (58 mẫu). Hàm lượng Acrylamide được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC‐MS/MS) Kết quả: .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.