tailieunhanh - Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn Trichogaster pectoralis Regan, 1910 ương trong bể từ cá bột lên cá hương tại Kiên Giang
Mục đích nghiên cứu là xác định mật độ và loại thức ăn thích hợp nhất cho ương cá sặc rằn từ giai đoạn cá bột lên cá hương. Hai thí nghiệm được tiến hành: (1) Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn ương trong bể từ giai đoạn cá bột lên cá hương và (2) Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn ương trong bể từ giai đoạn cá bột lên cá hương. Thí nghiệm 1 được bố trí trong bể gồm 3 nghiệm thức mật độ: 400 con/40lít, 500 con/40lít và 600 con/40lít với 3 lần lặp lại. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CÁ SẶC RẰN Trichogaster pectoralis Regan, 1910 ƯƠNG TRONG BỂ TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG TẠI KIÊN GIANG EFFECTS OF THE DIFFERENT STOCKING DENSITIES AND DIETS ON GROWTH AND SURVIVAL RATES OF SNAKESKIN GOURAMI Trichogaster pectoralis Regan, 1910 CULTURED IN THE TANK FROM SMALL YOUNG FISH FOR BREEDING TO EPERLAN STAGE IN KIEN GIANG PROVINCE Trần Văn Phước1, Trương Minh Chuẩn2, Nguyễn Thúy Hằng3 Ngày nhận bài: 23/01/2013; Ngày phản biện thông qua: 12/4/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013 TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá sặc rằn Trichogaster pectoralis (Regan, 1910) từ giai đoạn cá bột lên cá hương được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản - Phân hiệu Kiên Giang - Trường Đại học Nha Trang. Mục đích nghiên cứu là xác định mật độ và loại thức ăn thích hợp nhất cho ương cá sặc rằn từ giai đoạn cá bột lên cá hương. Hai thí nghiệm được tiến hành: (1) Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn ương trong bể từ giai đoạn cá bột lên cá hương và (2) Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn ương trong bể từ giai đoạn cá bột lên cá hương. Thí nghiệm 1 được bố trí trong bể gồm 3 nghiệm thức mật độ: 400 con/40lít, 500 con/40lít và 600 con/40lít với 3 lần lặp lại. Thí nghiệm 2 được bố trí trong bể gồm 3 nghiệm thức thức ăn: lòng đỏ trứng gà, thức ăn công nghiệp + cám gạo; lòng đỏ trứng gà + thức ăn công nghiệp; lòng đỏ trứng gà + cám gạo với 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm 1 (sau 45 ngày ương), cá ương có tốc độ tăng trưởng (0,73 ± 0,496 mm/ngày) và tỷ lệ sống (17,87 ± 6,03 %) cao nhất ở nghiệm thức 2 (mật độ 500 con/40lít). Đối với thí nghiệm 2 (sau 28 ngày ương), cá ương có tốc độ tăng trưởng (0,63 ± 0,146 mm/ngày) và tỷ lệ sống (17,13 ± 2,72 %) cao nhất ở nghiệm thức 2 (thức ăn: lòng đỏ trứng gà + công nghiệp NANOLIS). Từ khóa: .
đang nạp các trang xem trước