tailieunhanh - Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa trên không do tăng áp tĩnh mạch cửa tại một số bệnh viện lớn

Xuất huyết tiêu hóa trên không do tăng áp tĩnh mạch cửa là một cấp cứu thường gặp và đã có các hướng dẫn điều trị được cập nhật gần đây. Vì vậy, nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa trên không do tăng áp tĩnh mạch cửa theo hướng dẫn điều trị tại một số bệnh viện lớn ở phía Nam. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN KHÔNG DO TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN LỚN Quách Trọng Đức*, Đào Hữu Ngôi**, Đinh Cao Minh***, Nguyễn Hữu Chung*, Hồ Xuân Linh****, Nguyễn Thị Nhã Đoan*, Lê Đình Quang*, Võ Hồng Minh Công****, Lê Kim Sang***** TÓMTẮT Mở đầu: Xuất huyết tiêu hóa trên không do tăng áp tĩnh mạch cửa (XHTHTKTAC) là một cấp cứu thường gặp và đã có các hướng dẫn điều trị được cập nhật gần đây. Mục tiêu: Khảo sát tình hình điều trị XHTHTKTAC theo hướng dẫn điều trị tại một số bệnh viện lớn ở phía Nam. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu không can thiệp trên các trường hợp XHTHTKTAC điều trị tại khoa Nội Tiêu hóa của 5 bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Nguyễn Tri Phương, An Bình, Trưng Vương và Đa khoa Đồng Nai trong thời gian từ 01/2013 – 12/2013. Kết quả: Có 405 bệnh nhân được khảo sát với tuổi trung bình 50,4 ± 19,4 và tỉ lệ nam: nữ là 3:1. Loét dạ dày – tá tràng là nguyên nhân gây xuất huyết thường gặp nhất chiếm tỉ lệ 71,9%. 70,1% trường hợp XHTHTKTAC được nội soi trong vòng 24 giờ sau nhập viện. 98,6% loét dạ dày – tá tràng có Forrest nguy cơ cao được can thiệp qua nội soi, trong khi có 46,6% trường hợp loét Forrest IIc được điều trị can thiệp quá mức bằng nội soi. Phương pháp điều trị nội soi phổ biến nhất vẫn là đơn thuần chích cầm máu với Adrenalin 1/. Phương pháp dùng kẹp cầm máu / đầu dò nhiệt chỉ được dùng trong 32,8%. 91,6% trường hợp đường dùng PPI đường tĩnh mạch trước khi nội soi, tuy nhiên tỉ lệ áp dụng khuyến cáo sử dụng PPI sau điều trị nội soi chỉ đạt 78%: có 23,3% loét nguy cơ cao và 21,1% loét nguy cơ thấp được điều trị không thích hợp bằng PPI tĩnh mạch liều thấp. Kết luận: Điều trị thực tế XHTHTKTAC tại các bệnh viện lớn phù hợp với hướng dẫn điều trị trong khoảng 2/3 trường hợp. Khảo sát này cho thấy nhu cầu cần tiếp tục tổ chức các chương trình đào tạo y khoa liên tục về phương pháp điều trị nội, và đặc biệt là đẩy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN