tailieunhanh - Vàng và quặng vàng trong tự nhiên ở miền trung Việt Nam

Khi nói đến "vàng" chúng ta đều nghĩ ngay đến sự giàu sang, quí phái. Nhưng mấy ai biết rằng, trong tự nhiên vàng rất hiếm và rất ít có khả năng tập trung thành mỏ lớn. Bài báo này nhằm giới thiệu với người đọc những nét sơ lược nhất, chung nhất về vàng và quặng vàng trong tự nhiên với sự nhấn mạnh quặng vàng khu vực miền Trung. | cho điều nêu ra [3, 4, 6]. Tương tự, sự tập trung các điểm quặng vàng trong đới đứt gãy kiến tạo Đà Nẵng - Khe Sanh được minh họa ở hình 2 cũng là một ví dụ điển hình [7, 8]. Trong phạm vi của đới kiến tạo khoáng hóa vàng trông khá phong phú. Dọc theo đới kiến tạo này đã phát hiện 23 điểm quặng vàng. Các điểm quặng vàng trong đới cũng phân bố tập trung chủ yếu vào 3 khu vực chính, ứng với ba phân đoạn kiến tạo của đới mà ở đó có sự phát triển của hệ thống đứt gãy lông chim sinh kèm. Phần phía Nam, phân đoạn Đà Nẵng, khoáng hóa vàng tập trung trong vùng Sông Côn, với các điểm quặng: Ben Ten Ngay, Sông Côn, Bonkao, Bắc Đỉnh 398, Tàlu, Bắc BolKôn và Đá Nhớt. Trong phân đoạn Alưới gồm các điểm quặng: Nhâm, La Sam, A Vao, A Bung, APey I, APey II. Khu vực phía Bắc, các điểm quặng vàng phân bố xung quanh Khe Sanh gồm: Làng Vây, Động Toàn, Tà Long, PaTầng, XiPa, Triệu Nguyên, Ba Ngày. Sự phân bố này đã thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa khoáng hóa vàng với hoạt động kiến tạo đặc biệt là các tuyến đứt gãy sâu.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN