tailieunhanh - Thực trạng công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học tại tỉnh Khánh Hòa năm học 2012‐2013
Nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh theo cấp học và khu vực tại tỉnh Khánh Hòa năm học 2012‐2013. Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thời gian thực hiện từ 9/2012‐5/2013. Nghiên cứu tiến hành bằng cách phỏng vấn, quan sát và đo đạc trực tiếp tại 100 trường học. Số liệu thu thập được quy về thang điểm tự thiết kế để tính điểm trung bình (ĐTB) cho các hoạt động. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH TRONG TRƯỜNG HỌC TẠI TỈNH KHÁNH HÒA NĂM HỌC 2012‐2013 Trần Nguyễn Vân Như, Dương Trọng Phỉ, Lê Thị Hồng Hạnh * TÓM TẮT Đặt vấn đề: Công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh trong nhà trường hiện nay còn nhiều khó khăn, bất cập. Để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc chăm sóc sức khỏe học sinh tại tỉnh Khánh Hòa, trước mắt cần xác định vấn đề cụ thể và đối tượng ưu tiên cần can thiệp thông qua việc đánh giá thực trạng quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh theo từng cấp học và từng khu vực khác nhau trong toàn tỉnh. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh theo cấp học và khu vực tại tỉnh Khánh Hòa năm học 2012‐2013. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thời gian thực hiện từ 9/2012‐5/2013. Nghiên cứu tiến hành bằng cách phỏng vấn, quan sát và đo đạc trực tiếp tại 100 trường học. Số liệu thu thập được quy về thang điểm tự thiết kế để tính điểm trung bình (ĐTB) cho các hoạt động. Kết quả: Điểm trung bình chung về công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh là 6,9/10 (min = 1,96; max = 8,96). Điểm trung bình theo 5 hoạt động chính không đồng đều: như phòng y tế có tỷ lệ đạt chuẩn thấp (ĐTB = 3,9; min = 0, max = 7,8) trong khi hoạt động giáo dục sức khỏe (ĐTB = 9,8; min = 5, max = 10) có điểm trung bình cao hơn. Có sự khác biệt trong công tác kiểm tra vệ sinh giữa 3 cấp học, cấp trung học phổ thông có ĐTB thấp nhất (p = 0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các khu vực về Phòng Y tế (p=0,003), quản lý sức khỏe (p=0,008), giáo dục sức khỏe (p 10% cỡ quần thể nghiên cứu (N= 324) nên hiệu chỉnh thu hẹp cỡ .
đang nạp các trang xem trước