tailieunhanh - Ảnh hưởng của diện tích mẫu thử đến kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng hút âm hỗn hướng của vật liệu

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được diện tích mẫu thử hợp lý trong thí nghiệm đánh giá khả năng hút âm của vật liệu bằng phương pháp hỗn hướng, đảm bảo độ tin cậy trong điều kiện môi trường phòng thí nghiệm cụ thể. Nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm đánh giá lượng hút âm của phòng hỗn hướng trước và sau khi đưa 2 loại mẫu vật liệu vào với các mức diện tích khác nhau. | Công nghiệp rừng ẢNH HƯỞNG CỦA DIỆN TÍCH MẪU THỬ ĐẾN KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HÚT ÂM HỖN HƯỚNG CỦA VẬT LIỆU Lý Tuấn Trường1, Trịnh Hiền Mai2, Nguyễn Văn Diễn3 1,2,3 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được diện tích mẫu thử hợp lý trong thí nghiệm đánh giá khả năng hút âm của vật liệu bằng phương pháp hỗn hướng, đảm bảo độ tin cậy trong điều kiện môi trường phòng thí nghiệm cụ thể. Nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm đánh giá lượng hút âm của phòng hỗn hướng trước và sau khi đưa 2 loại mẫu vật liệu vào với các mức diện tích khác nhau, từ đó, thông qua xác định trị số ổn định của độ chênh lệch hệ số hút âm giữa vật liệu mẫu và sàn ( α) để xác định diện tích mẫu thử phù hợp cho thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích mẫu thử có ảnh hưởng rõ ràng đến kết quả quan trắc và tính toán hệ số hút âm của vật liệu. Khi đo hệ số hút âm của vật liệu bằng phương pháp hỗn hướng với thể tích phòng (khoảng 120 m3) và điều kiện hiện trạng cụ thể như trong thí nghiệm đã mô tả, diện tích mẫu đo cần ít nhất 8 m2 để đảm bảo độ tin cậy (tốt nhất nên lớn hơn 9 m2). Với mỗi loại vật liệu khác nhau, diện tích mẫu thử tối thiểu và diện tích mẫu thử tốt nhất cần dùng cũng khác nhau. Khi tiến hành phép đo xác định hệ số hút âm của vật liệu bằng phương pháp hỗn hướng, nên có thí nghiệm kiểm tra xác định diện tích mẫu đo thích hợp nhất thông qua xác định lượng chênh lệch hệ số hút âm α. Từ khóa: Hệ số hút âm, hút âm, phương pháp đo hệ số hút âm, phương pháp hỗn hướng, vật liệu tiêu âm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có nhiều phương pháp để đánh giá khả năng hút âm (hút âm) của vật liệu, như: phương pháp đo bằng ống đo, phương pháp đo hàm số chuyển dịch, phương pháp đo cường độ âm chênh lệch, phương pháp đo hỗn hướng. Phương pháp đo hỗn hướng hay còn gọi là phương pháp đo âm vang vọng là phương pháp được sử dụng khá sớm và tương đối phổ biến. Mặc dù phương pháp này đòi hỏi cần hiện trường rộng, bố trí thiết bị phức tạp, song kết quả của phép đo tương

TỪ KHÓA LIÊN QUAN