tailieunhanh - Ảnh hưởng của độ tuổi khai thác đến tính chất vật lý và cơ học của ván bóc gỗ keo tai tượng (acacia mangium willd)

Đề tài nghiên cứu với mục tiêu trình bày về ảnh hưởng của độ tuổi khai thác đến tính chất vật lý và cơ học của ván bóc gỗ keo tai tượng (acacia mangium willd). bài viết để biết thêm chi tiết về đề tài nghiên cứu này. | Công nghiệp rừng ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TUỔI KHAI THÁC ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ CƠ HỌC CỦA VÁN BÓC GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.) Trịnh Hiền Mai Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium. Willd) ở các cấp tuổi 6, 9, 14 được khai thác để đánh giá ảnh hưởng của độ tuổi đến một số tính chất vật lí, cơ học của ván bóc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Độ ẩm của ván bóc tươi giảm dần theo độ tăng của tuổi cây; ở điều kiện tiêu chuẩn (20oC, 65%), ván bóc gỗ Keo tai tượng của 3 cấp tuổi có độ ẩm tương đương nhau; 2) Trong giai đoạn từ 6 - 14 tuổi khối lượng thể tích cơ bản của ván bóc tăng dần theo tuổi cây, ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có khối lượng thể tích cơ bản thấp nhất 0,39 g/cm3, ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi có khối lượng thể tích cơ bản 0,43 g/cm3, ván bóc gỗ Keo tai tượng 14 tuổi có khối lượng thể tích cơ bản cao nhất 0,51 g/cm3; 3) Tỉ lệ co rút diện tích từ trạng thái tươi về trạng thái khô kiệt của ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi thấp nhất (5,84%), tiếp theo là ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi (6,94%), ván bóc gỗ Keo tai tượng 14 tuổi có tỉ lệ co rút diện tích cao nhất (7,14%); 4) Ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có trị số modul đàn hồi uốn tĩnh (MOE) thấp nhất MPa, ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi và 14 tuổi có trị số MOE tương đương nhau ( MPa và MPa), từ 9 tuổi trị số MOE của ván bóc gần như không thay đổi. Từ khóa: Độ ẩm, keo tai tượng, khối lượng thể tích, modul đàn hồi uốn tĩnh, tỉ lệ co rút. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ đầu những năm 1980, Keo tai tượng, Keo lá tràm cùng một số loài gỗ keo khác đã được nhiều cơ sở thử nghiệm gây trồng trong cả nước, trong đó phải kể đến Trung tâm Lâm nghiệp Phù Ninh - Phú Thọ (dưới sự tài trợ của tổ chức SIDA), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và một số cơ sở nghiên cứu, sản xuất khác. Hiện nay, gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium) đang được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu sản xuất bột giấy, ván dăm, ván MDF, ván ghép thanh, đồ mộc và ván dán. Với ưu điểm là loại gỗ có khối lượng thể .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.