tailieunhanh - Năng suất và chi phí sử dụng cưa xăng chặt hạ gỗ rừng trồng ở Việt Nam
Đề tài tiến hành nghiên cứu về năng suất và chi phí sản xuất là hai chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán lập dự trù thiết bị vật tư, nhân lực và tính toán hiệu quả kinh tế nói chung và khâu chặt hạ trong khai thác gỗ nói riêng. Việc phân tích năng suất và chi phí sản xuất sẽ góp phần nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất. | Công nghiệp rừng NĂNG SUẤT VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG CƯA XĂNG CHẶT HẠ GỖ RỪNG TRỒNG Ở VIỆT NAM Trần Văn Tưởng Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Năng suất và chi phí sản xuất là hai chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán lập dự trù thiết bị vật tư, nhân lực và tính toán hiệu quả kinh tế nói chung và khâu chặt hạ trong khai thác gỗ nói riêng. Việc phân tích năng suất và chi phí sản xuất sẽ góp phần nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng năng suất cưa xăng khi chặt hạ gỗ keo trồng thuần loài phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố chính là độ dốc địa hình và đường kính cây chặt. Đối với địa hình có độ dốc lớn (52%) và đường kính cây chặt đạt 13,5 cm thì năng suất giờ đạt 1,98 m3/h, trong khi địa hình bằng phẳng hơn với độ dốc 21% và đường kính đạt 13,8 cm thì năng suất giờ đạt 2,73 m3/h. Độ dốc địa hình và đường kính cây chặt cũng ảnh hưởng đến chi phí sử dụng cưa xăng. Trong trường hợp địa hình có độ dốc lớn 52% và đường kính cây chặt đạt 13,5 cm thì chi phí chặt hạ đồng/m3, trong khi trường hợp có địa hình bằng phẳng hơn (21%) và đường kính cây lớn hơn (13,8 cm) thì chi phí chặt hạ giảm xuống chỉ còn đồng/m3. Từ khóa: Chi phí sản xuất, Cưa xăng, khai thác gỗ, năng suất. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tổng diện tích rừng của Việt Nam đến năm 2015 là 14,1 triệu ha trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10,2 triệu ha, chiếm 72,3% và diện tích rừng trồng là 3,9 ha, chiếm 27,7% (VNFOREST, 2016). Rừng ở Việt Nam được phân làm 3 loại theo chức năng bao gồm rừng phòng hộ 4,46 triệu ha (rừng tự nhiên 3,84 triệu ha, rừng trồng 0,62 triệu ha), rừng đặc dụng 2,11 triệu ha (rừng tự nhiên 2,02 triệu ha, rừng trồng 0,09 triệu ha) và rừng sản xuất 6,66 triệu ha (rừng tự nhiên 3,94 ha, rừng trồng 2,72 ha). Nguồn gỗ cung cấp nội địa chủ yếu được khai thác từ rừng sản xuất (VNFOREST, 2016). Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD, 2016), từ năm 2016 khai thác gỗ rừng tự nhiên gồm khai thác chính, tận dụng và tận thu gỗ chỉ được thực .
đang nạp các trang xem trước