tailieunhanh - CHƯƠNG VI: LẠM PHÁT
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian. Mức giá chung của nền kinh tế có thể được nhìn nhận theo hai cách. Chúng ta coi mức giá là giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Khi mức giá tăng mọi người phải trả nhiều tiền hơn cho những hàng hóa và dịcu vụ mà họ mua. Chúng ta cũng có thể coi mức giá cũng là. | Mặc dù sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp đã tạo ra nhiều đảo lộn về tri thức trong 40 năm qua, nhưng một số nguyên tắc đã hình thành mà ngày nay chúng ta đều nhất trí. Sau đây là giải thích của Milton Friedman vào năm 1958 vế mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: Luôn luôn có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp, nhưng không có sự đánh đổi lâu dài. Sự đánh đổi tạm thời không phát sinh từ lạm phát nói chung, mà từ lạm phát không dự kiến, tức từ tỷ lệ lạm phát ngày càng gia tăng. Niềm tin phổ biến rằng có sự đánh đổi lâu dài chỉ là sự lẩn lộn mang tính học đường giữa cái “cao” và cái “đang tăng”, điều mà chúng ta ai cũng biết dưới dạng đơn giản hơn. Tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng có thể làm giảm thất nghiệp, song tỷ lệ lạm phát cao thì không. Nhưng bạn có thể hỏi “tạm thời” là bao lâu?Mankiw trả lời rằng “tôi có thể liều lĩnh dự báo với tư cách người suy đoán cá nhân dựa vào một số bằng chứng lịch sử, rằng các tác động ban đầu của tỷ lệ lạm phát cao hơn và không dự kiến có thể kéo dài từ hai đến năm năm”.
đang nạp các trang xem trước