tailieunhanh - Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan đến năm 2020
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở Đài Loan, đề xuất những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc tại thị trường này. . | 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di cư lao động quốc tế là một xu thế khách quan diễn ra ngày càng rộng lớn trên thế giới. Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một hình thức di cư lao động hợp pháp và đã trở thành nhân tố quan trọng của sự phát triển ở Việt Nam từ những năm 80. Hoạt động này đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, mang nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước và cải thiện đời sống cho người lao động và gia đình họ. Một bộ phận lao động đã tiếp thu kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất ở nước bạn, do đó, sau khi họ trở về Việt Nam có được nguồn lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện có trên lao động Việt Nam đang làm việc có thời hạn ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, bình quân mỗi năm chuyển về nước gần 2 tỷ USD. Trong đó, riêng thị trường Đài Loan có trên lao động Việt Nam đang làm việc, với số lượng lao động bình quân tiếp nhận mới mỗi năm khoảng người, chiếm trên 30% tổng số lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài. Tổng mức thu nhập của lao động dao động từ 15 - 25 triệu đồng/tháng. Chất lượng lao động là nội dung quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của lao động Việt Nam và nâng cao hiệu quả hoạt động đưa LĐ đi làm việc tại thị trường lao động Đài Loan. Tuy nhiên so với các quốc gia phái cử lao động khác tại Đài Loan, chất lượng lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế, phần lớn là lao động phổ thông, xuất thân từ nông thôn, chưa có tác phong công nghiệp, trình độ văn hóa thấp, năng lực ngoại ngữ chưa đủ để giao tiếp và làm việc. Do đó, chất lượng việc làm và thu nhập của lao động Việt Nam thấp, có nhiều vi phạm kỷ 2 luật lao động, vi phạm pháp luật, phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn dẫn đến nguy cơ mất thị trường. Trong những năm tới, nền kinh tế Đài Loan sẽ phát triển mạnh, dự báo nhu cầu tiếp nhận lao động vẫn rất cao, đặc biệt đối với lao động có tay nghề và trình độ ngoại ngữ nhất định. Nâng cao chất .
đang nạp các trang xem trước