tailieunhanh - Nhìn lại vấn đề tuyên truyền trong nghệ thuật

Có lẽ, chưa bao giờ các vấn đề cơ bản của lý luận văn nghệ lại được đưa lên diễn đàn một cách công khai và dân chủ như khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Vấn đề tuyên truyền trong nghệ thuật tuy chưa nêu thành một mục riêng để thảo luận, nhưng ở nhiều bài viết và hội nghị chúng ta thấy vẫn thường được nhắc tới. . | Hơn nửa thế kỷ qua, nền văn nghệ nước ta do bám sát với đời sống chính trị xã hội nên đã phản ánh khá chân thật và sâu sắc những vấn đề cơ bản trong đường lối cách mạng của Đảng. Đó là nền văn nghệ cách mạng thực sự có vai trò và tác dụng lớn lao trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên nhìn lại, chúng ta thấy bên cạnh một thành tựu nghệ thuật đáng tự hào vẫn còn nhiều tác phẩm đã đánh mất những phẩm chất nghệ thuật cần thiết, mà theo cách nói thường dùng, đó là những tác phẩm minh hoûa vốn thực hiện chức năng tuyên truyền một cách sống sượng và khô khan. Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không nên quy lỗi cho hoàn cảnh lịch sử hay mục đích tuyên truyền mà trước hết nên xem trách nhiệm thuộc về người sáng tác. Tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần, nó ra đời do kết quả của một quá trình lăn lộn, thai nghén và sinh nở bằng chính tình cảm cũng như tài năng sáng tạo của nhà văn. Dù sao thì nguyên tắc của nghệ thuật, nhất là nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực cũng không cho phép nhà văn dễ dãi lược quy tất cả đặc trưng của nó để phục vụ cho mục đích tuyên truyền hay khuynh hướng tư tưởng nào đó. Chính và , cách đây hơn một thế kỷ trước, mặc dù rất nhiệt tâm cổ vũ và đánh giá cao những tác phẩm tuyên truyền cho khuynh hướng chính trị của giai cấp vô sản nhưng vẫn luôn luôn đòi hỏi một yêu cầu nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật đốïi với các nhà văn hiện thực. từng nhấn mạnh: ”bản thân khuynh hướng phải toát ra từ tình thế và hành động”, và theo Người: ”Các quan điểm của tác giả càng kín đáo bao nhiêu thì lại càng tốt cho tác phẩm nghệ thuật bấy nhiêu” (Về văn học và nghệ thuật - nxb Sự thật - Hà Nội - 1997 - trang 381,385). Vậy nên, ý nghĩa tuyên truyền cho dù được coi trọng đến mấy cũng không vì thế mà xem nhẹ đặc trưng phản ánh của nghệ thuật. Nghệ thuật dứt khoát phải có tiếng nói riêng, tiếng nói toát lên từ những biến cố và hệ thống hình tượng sinh động đầy sức thuyết phục. Nếu không thấy được điều này sẽ dễ dàng đồng nhất nghệ thuật với tuyên truyền, biến nghệ thuật thành một công cụ thực dụng và coi sáng tạo nghệ thuật như một hành vi chính trị thuần túy.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.