tailieunhanh - Chương 3: Liên kết trong phân tử - Cấu tạo và tính chất

Tài liệu trình bày một số khái niệm về phân tử, độ âm điện; một số đặc trưng của liên kết và câu hỏi bài tập về liên kết phân tử. Tài liệu dành cho các em học sinh THPT và các bạn muốn tìm hiểu thêm về liên kết phân tử trong hóa học. . | Chương 3. LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT . Một số khái niệm . Khái niệm về phân tử Phân tử là phần tử nhỏ nhất của một chất có khả năng tồn tại độc lập mà vẫn giữ nguyên tính chất của chất đó. Theo quan điểm hiện đại thì: phân tử bao gồm một số giới hạn của hạt nhân và các electron tương tác với nhau và được phân bố một cách xác định trong không gian tạo thành một cấu trúc không gian bền vững. Phân tử không chỉ là các phân tử trung hoà như H2, Cl2, CO2 mà còn bao gồm các ion phân tử như H 2+ , NO3− , . Độ âm điện Độ âm điện (χ) của một nguyên tố là đại lượng đặc trưng cho khả năng của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử hút cặp electron liên kết về phía mình. Như vậy χ càng lớn thì nguyên tố dễ thu electron. * Một số quy luật: - Độ âm điện của nguyên tố càng lớn thì khả năng hút cặp electron càng mạnh, tính phi kim của nguyên tố càng mạnh. Ví dụ: Trong phân tử HCl, giữa hydro và clo có một cặp electron dùng chung, chúng bị lệch về phía nguyên tử clo vì clo có độ âm điện lớn hơn hydro nên trong phân tử HCl thì hydro mang điện dương và clo mang điện tích âm. H δ + − Cl δ − - Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải: độ âm điện của các nguyên tố tăng dần. - Trong một nhóm, đi từ trên xuống: độ âm điện của các nguyên tố giảm dần. Bảng 1. Độ âm điện của một số nguyên tố theo Pauling IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA H 2,1 Li Be B C N O F 1,0 1,6 2,0 2,6 3,0 3,4 4,0 Na Mg Al Si P S Cl 0,93 1,3 1,6 2,0 2,2 2,6 3,0 K Ca Ga Ge As Se Br 31 0,82 0,95 1,8 2,0 2,4 2,1 2,7 Rb Sr In Sn Sb Te I 0,82 0,95 1,8 2,0 2,4 2,1 2,7 Cs Ba Tl Pb Bi Po At 0,79 0,89 2,0 2,3 2,0 2,0 2,2 . Một số đặc trưng của liên kết a. Năng lượng liên kết Năng lượng của một liên kết hoá học là năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết đó và thành nguyên tử ở thể khí. Ví dụ: Năng lượng của liên kết (H-H) trong phân tử H2 chính là hiệu ứng nhiệt của quá trình. H2 (k) → H (k) + H (k) ΔΗ = 104,2 kcal/mol Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết, năng lượng liên kết càng lớn