tailieunhanh - Sắc thái nghĩa của Đi, Nhé, Đã trong câu cầu khiến

Những câu được đánh dấu bằng sự có mặt của tiểu từ tình thái cuối câu như đi, nhé, đã quan hệ giữa người phát ngôn với mệnh đề cũng được thể hiện ít hoặc nhiều trong câu. Cần xác định được những sắc thái nghĩa ngữ pháp, ngữ dụng cụ thể của những tiểu từ vừa nêu trong từng trường hợp sử dụng để có cái nhìn khái quát về chúng khi vận dụng vào thực tế nói năng hoặc vào việc giảng dạy cho người nước ngoài học tiếng Việt. | SẮC THÁI NGHĨA CỦA ĐI NHÉ ĐÃ TRONG CÂU CẦU KHIỂN Nguyễn Thị Ngọc Hân 1. Nếu xem giao tiếp là một hoạt động xã hội social affair thường diễn ra trong phạm vi ngôn cảnh của một tình huống xã hội social situation nhất định Akmajian 1 345 thì khi ấy khi đang đóng một trong những vai giao tiếp cụ thể chúng ta cần dựa vào một đoi tượng nào đó để chia sẻ quan niệm của mình. Với người đã biết chúng ta dựa trên việc chia sẻ hiểu biết kiến thức để thực hiện giao tiếp. Còn với những đối tượng khác ta trình bày quan điểm cá nhân bằng cách thê hiện quan hệ của mình với mệnh đề qua nội dung của câu phát ngôn. Với những câu được đánh dấu bằng sự có mặt của tiểu từ tình thái cuối câu TTTC như đi nhẻ đã chẳng hạn quan hệ giữa người phát ngôn và người thụ ngôn hoặc giữa người phát ngôn với mệnh đề cũng được thể hiện ít hoặc nhiều trong câu. vấn đề là cần xác định được những sắc thái nghĩa ngữ pháp ngữ dụng cụ thể của những tiểu từ vùa nêu trong từng trường hợp sử dụng để có cái nhìn khái quát về chúng khi vận dụng vào thực tế nói năng hoặc vào việc giảng dạy cho người nước ngoài học tiếng Việt. 2. Gọi một câu là câu cầu khiến khi câu có lực ngôn trung tác động đến ngôi thứ hai yêu cầu ngôi này thực hiện một hành động đon phưong hay hợp tác. Bùi Tất Tưom 2 290 . Hoặc theo như TUYỂN TẬP VIỆT NAM HỌC 197 Bùi Mạnh Hùng 3 54 có thể căn cứ vào một trong hai tiêu chí sau đây để xác định loại câu này. Một là căn cứ vào sự có mặt của từ cầu khiến hãy đừng chớ trong câu trong đó chủ thể của hãy đứng chớ fòữ giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ nhất số nhiều trừ chúng tôi hai là câu nào có khả năng ghép thêm hãy đừng chớ vào sau những ngôi vừa nêu thì câu đó là câu cầu khiến. Từ những quan điểm trên có thể xem các phát ngôn dưới đây là phát ngôn cầu khiến 1 Hai chú hãy mua rau cần. 2 Mình hãy ra ga đón mọi người. 3 Em mời anh hãy về thăm mẹ chồng em và cháu trước. Trong các phát ngôn trên ý cầu khiến về việc mời mua rau cần đề nghị ra ga đón mọi người hoặc mời về thăm người nhà của người nói

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN