tailieunhanh - Cấu trúc câu điều kiện tiếng Việt và các nguyên lý hội thoại

Đa số các công trình ngôn ngữ học, bộ phận cấu trúc điều kiện chưa được chú ý nghiên cứu. Vì những khái niệm công cụ vốn quen thuộc của ngữ pháp truyền thống hầu như không đủ sức miêu tả và lý giải các hiện tượng ngôn ngữ nêu trên. Bài viết miêu tả và phân tích bộ phận cấu trúc điều kiện theo hướng nghiên cứu đang được triển khai trong các công trình dụng học gần đây, cụ thể là xem xét chúng dưới góc độ của các nguyên lý hội thoại, trong đó tập trung chủ yếu vào nguyên lý cộng tác và nguyên lý lịch sự. | CẤU TRÚC ĐIỀU KIÊN TIENG việt VÀ CÁC NGUYÊN LÝ HỘI THOẠI Lê Thị Minh Hằng Trong quá trình khảo sát cấu trúc điều kiện về mặt ngữ pháp-ngữ nghĩa chúng tôi nhận thấy có một bộ phận nằm ngoài những mô thức chung. Bộ phận này có đặc trưng là tiểu cú Ml hoặc cả câu có mặt trong phát ngôn như những thành phần biệt lập 1 - biệt lập về cú pháp lẫn ngữ nghĩa với thành phần còn lại của câu - hoạt động như những quán ngữ nếu tôi không nhầm. nếu anh không phiền. . . Cao Xuân Hạo cho thành phần này là những siêu đề mang tính tình thái 2 Diệp Quang Ban thì xếp chúng vào tinh thái độ tin cậy hay tình thái ý kiến 3 . Nói chung trong đa số công trình ngôn ngữ học bộ phận cấu trúc điều kiện này chưa được chú ý nghiên cứu lắm. Sở dĩ như vậy là vì những khái niệm công cụ vốn quen thuộc của ngữ pháp truyền thống hầu như không đủ sức miêu tả và lý giải các hiện tượng ngôn ngữ nêu trên. Hơn nữa phần lớn các nhà Việt ngữ học từ trước đến nay vốn ít coi trọng việc nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến hoạt động nói năng nhất là những hiện tượng mang tính khẩu ngữ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ miêu tả và phân tích bộ phận cấu trúc điều kiện này theo hướng nghiên cứu đang được triển khai 1. Cách gọi của Diệp Quang Ban trong 3 . TUYỂN TẬP VIỆT NAM HỌC 163 trong các công trình dụng học gần đây cụ thể là xem xét chúng dưới góc độ của các nguyên lý hội thoại trong đó tập trung chủ yếu vào nguyên lý cộng tác và nguyên lý lịch 1. Cấu trúc điêu kiện và nguyên lý cộng tác co-operative principle Theo Grice có một cơ chế chi phối việc sáng tạo và lĩnh hội phát ngôn mà ông gọi là nguyên lý cộng tác với 4 phương châm phương châm về chất phương châm về lượng phương châm về sự thích hợp và phương châm về cách thức. Những phương châm này được gọi là những tiền ước không nói ra lời của chúng ta trong cuộc thoại 10 131 và nó được thừa nhận một cách mặc nhiên trong các cuộc thoại. Phương châm lượng maxim of quantity 1. Hãy làm cho phần đóng góp của mình có lượng tin đúng như nó được đòi hỏi cho .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN