tailieunhanh - Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Cuối thế kỷ XIX, việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ít người tại Việt Nam đã được chú ý. Đến nay đã có hàng trăm công trình của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công bố. Trên hầu hết các bình diện như cảnh huống và chính sách ngôn ngữ, vấn đề cội nguồn và việc sắp xếp danh mục các ngôn ngữ theo cội nguồn, đã được làm rõ hoặc nêu vấn đề để giới khoa học tiếp tục thảo luận. Báo cáo trình bày khái quát lịch sử của việc nghiên cứu, những thành tựu đã đạt được cũng như những công việc cần phải tiếp tục khảo sát của giới ngữ học tại Việt Nam. | VIỆC NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VIỆT NAM1 . Lê Khắc Cường (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) 1. Giới thiệu Cuối thế kỷ XIX, việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ít người tại Việt Nam đã được chú ý. Từ đó đến nay, hàng trăm công trình của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài, nhiều nhất là Hoa Kỳ, Pháp, Nga về lãnh vực này đã được công bố. Có thể nói hầu hết các bình diện như cảnh huống và chính sách ngôn ngữ, vấn đề cội nguồn và việc sắp xếp danh mục các ngôn ngữ theo cội nguồn, loại hình và cấu trúc ngôn ngữ, vấn đề chữ viết, giáo dục song ngữ đối với các dân tộc thiểu số, đã được làm rõ hoặc nêu vấn đề để giới khoa học tiếp tục thảo luận. Những thành tựu nghiên cứu trong gần 150 qua về các ngôn ngữ dân tộc ít người đã đóng góp vào thành tựu chung của khoa học nhân văn tại Việt Nam, giúp Chính phủ Việt Nam có những chính sách phù hợp đối với việc phát triển ngôn ngữ, văn hoá các dân tộc thiểu số. Báo cáo này trình bày khái quát lịch sử của việc nghiên cứu, những thành tựu đã đạt được cũng như những công việc cần phải tiếp tục khảo sát của giới ngữ học tại Việt Nam. Giống như các nước tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Ngoài dân tộc Việt (Kinh) chiếm 85,73% dân số, còn có 53 dân tộc anh em, thuộc 5 ngữ hệ: Ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic); ngữ hệ Thái–Ka Đai (Tai – Kadai); ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian); ngữ hệ Hán–Tạng (Sino – Tibetan). Dưới đây là danh mục 54 dân tộc tại Việt Nam 2: 1 Báo cáo tham dự Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu so sánh nhân văn Đài Loan - Việt Nam lần thứ hai năm 2013 tại Đài Loan. 2 Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam. % so với dân số Dân số % so với dân số 28 Mạ 0,05% 29 Khơ Mú 0,08% 85,73% 30 Co 0,04% 1,89% 31 Tà Ôi 0,05% Thái 1,81% 32 Chơ Ro 0,03% 4 Hoa 0,96% 33 Kháng 0,02% 5 Khơ Me 1,47% 34 Xinh Mun 0,03% 6

TỪ KHÓA LIÊN QUAN