tailieunhanh - Ảnh hưởng của liều lượng phân bón, mật độ đến hai giống sắn KM444 và KM21-12 tại vùng gò đồi tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trong năm 2016 tại vùng đất gò đồi phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trên 2 giống sắn triển vọng KM444 và KM21-12. Kết quả cho thấy: Với liều lượng phân bón cho 1 ha là 100 kg N + 40 kg P2O5 +150 kg K2O trên nền phân bón 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học và 300kg vôi bột, 2 giống sắn KM444 và KM21-12 đều sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng và các công thức bón phân khác. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 1(2) - 2017 ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN, MẬT ĐỘ ĐẾN HAI GIỐNG SẮN KM444 VÀ KM21-12 TẠI VÙNG GÒ ĐỒI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Viết Tuân, Nguyễn Đình Thi Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: nguyenviettuan@ TÓM TẮT Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trong năm 2016 tại vùng đất gò đồi phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trên 2 giống sắn triển vọng KM444 và KM21-12. Kết quả cho thấy: Với liều lượng phân bón cho 1 ha là 100 kg N + 40 kg P2O5 +150 kg K2O trên nền phân bón 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học và 300kg vôi bột, 2 giống sắn KM444 và KM21-12 đều sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng và các công thức bón phân khác. Giống KM444 năng suất thực thu đạt 38,2 - 40,0 tấn/ha, năng suất ethanol đạt 11,09 nghìn lít/ha và tăng thu so với đối chứng là 2,32 - 3,13 triệu đồng/ha. Giống KM21-12 năng suất thực thu đạt 33,91 - 39,63 tấn/ha, năng suất ethanol đạt 9,27 - 10,97 nghìn lít/ha và tăng thu so với đối chứng là 2,18 - 2,22 triệu đồng/ha. Trong 2 mật độ thí nghiệm, mật độ trồng cây/ha cho năng suất củ và etanol đều cao hơn ở cả 2 giống sắn KM444 và KM21-12. Từ khóa: Giống sắn KM444 và KM21-12, phân bón, mật độ, năng suất củ, ethanol. Nhận bài: 04/08/2017 Hoàn thành phản biện: 24/08/2017 Chấp nhận bài: 10/09/2017 1. MỞ ĐẦU Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực quan trọng đối với con người và gia súc ở nhiều nước nhiệt đới. Theo thống kê của FAO 2015, diện tích sắn thế giới đạt 23,5 triệu ha, năng suất bình quân 11,1 tấn/ha và sản lượng 258,6 triệu tấn. Ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, sắn được sử dụng như là lương thực chính của con người. Sắn là loại cây lấy củ có hàm lượng tinh bột cao, ngoài việc sử dụng làm lương thực, củ sắn còn được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất tinh bột, trong công nghiệp chế biến thực phẩm như bột ngọt, rượu cồn, bánh kẹo, mỳ ăn liền và sản xuất thức ăn gia súc
đang nạp các trang xem trước