tailieunhanh - Tăng cường giá trị dinh dưỡng của ngô bằng công nghệ sinh học

Nhu cầu về ngô ngày càng tăng trên phạm vi thế giới và Việt Nam. Ngô cũng giống như các cây ngũ cốc khác có hàm lượng một số chất dinh dưỡng quan trọng thấp, đặc biệt là các chất như lysine, vitamin A, acid folic, sắt, kẽm và selenium. Chính vì thế, các nhà khoa học đã có nhiều nỗ lực trong nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng của cây ngũ cốc nói chung và cây ngô nói riêng. Bài báo này tổng quan các kết quả nghiên cứu về cải tiến dinh dưỡng của cây ngô bằng công nghệ sinh học. | TAP CHI SINH 2017, 39(1): Tăng cường giáHOC trị dinh dưỡng của 1-14 ngô DOI: TĂNG CƯỜNG GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA NGÔ BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC Nguyễn Đức Thành Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TÓM TẮT: Nhu cầu về ngô ngày càng tăng trên phạm vi thế giới và Việt Nam. Ngô cũng giống như các cây ngũ cốc khác có hàm lượng một số chất dinh dưỡng quan trọng thấp, đặc biệt là các chất như lysine, vitamin A, acid folic, sắt, kẽm và selenium. Chính vì thế, các nhà khoa học đã có nhiều nỗ lực trong nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng của cây ngũ cốc nói chung và cây ngô nói riêng. Bài báo này tổng quan các kết quả nghiên cứu về cải tiến dinh dưỡng của cây ngô bằng công nghệ sinh học. Trong đó tập trung vào các công trình cải tiến chất lượng protein, hàm lượng carotenoid và các vi dưỡng chất như sắt và kẽm. Những kết quả nghiên cứu này đã mở ra triển vọng cho việc cải tiến chất lượng dinh dưỡng ở cây ngũ cốc, trong đó có cây ngô nói riêng; đồng thời cũng cho thấy những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu về hướng này. Từ khóa: Zea mays, cây ngũ cốc, công nghệ sinh học, giá trị dinh dưỡng, protein chất lượng cao, vitamin A. Nhìn chung, các loại hạt ngũ cốc đều nghèo các chất như lysine, vitamin A, folic acid, sắt, kẽm và selenium, trong khi các chất này lại hết sức quan trọng cho trao đổi chất và phát triển bình thường của con người. Một phần ba dân số thế giới phần lớn ở châu Phi và Đông Nam Á sử dụng ngũ cốc như nguồn dinh dưỡng chính (Christou & Twyman, 2004). Nhu cầu về lương thực, thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu trên thế giới ngày một tăng và đã vượt xa so với khả năng sản xuất. Theo dự báo, đến 2020 nhu cầu về ngũ cốc trên thế giới tăng 45%; trong khi ở châu Á, nhu cầu về ngô sẽ tăng 87% so với 1995 (IFPRI, 2003). Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa. Sản lượng ngô ở Việt Nam không đáp ứng do yêu cầu ngày càng tăng, vì vậy, việc nhập khẩu ngô ngày một gia tăng. Năm 2013, Việt Nam phải nhập khẩu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.