tailieunhanh - Mấy phân biệt về cách dùng từ Được và Có thể cho sinh viên Nhật

Khi muốn diễn đạt ý nghĩa khả năng, một nét nghĩa khái quát của được hoặc có thể, thường một số sinh viên người Nhật còn chưa có sự phân biệt rõ ràng. Kết quả là việc nhầm lẫn vị trí của từ được, sử dụng từ được thay cho từ có thể trở thành một trong những lỗi thường gặp trong cách viết câu tiếng Việt của sinh viên Nhật. Bài viết nhằm nêu lên mấy phân biệt về cách dùng từ được và có thể khi đi kèm với một động từ khác. Bên cạnh nét nghĩa chung biểu thị ý có khả năng tiến hành hành động, cho phép hoặc xin phép tiến hành hành động; sinh viên cần lưu ý đến những nét nghĩa riêng biệt của từng từ. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | MẤY PHÂN BIỆT VỀ CÁCH DÙNG TỪ ĐƯỢC VÀ CÓ THỂ CHO SINH VIÊN NHẬT Nguyễn Thị Ngọc Hân Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM Tóm tắt Khi muốn diễn đạt ý nghĩa khả năng, một nét nghĩa khái quát của được hoặc có thể, thường một số sinh viên người Nhật còn chưa có sự phân biệt rõ ràng. Kết quả là việc nhầm lẫn vị trí của từ được, sử dụng từ được thay cho từ có thể trở thành một trong những lỗi thường gặp trong cách viết câu tiếng Việt của sinh viên Nhật. Bài viết này nhằm nêu lên mấy phân biệt về cách dùng từ được và có thể khi đi kèm với một động từ khác. Bên cạnh nét nghĩa chung biểu thị ý có khả năng tiến hành hành động, cho phép hoặc xin phép tiến hành hành động; sinh viên cần lưu ý đến những nét nghĩa riêng biệt của từng từ. Để biểu thị ý nghĩa thụ hưởng, ý nghĩa khẳng định khả năng/tiềm năng của người/vật/việc được nói đến, sinh viên nên dùng từ được. Để biểu thị ý nghĩa có khả năng hiện thực hóa một hoạt động, sinh viên dùng từ có thể. Với những nét nghĩa chung như cho phép, xin phép, để phân biệt, việc chú ý đến ngôi của chủ thể hành động: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba số ít và số nhiều; chú ý đến loại câu: câu tường thuật, câu nghi vấn, cũng là những vấn đề cần đặt ra. MẤY PHÂN BIỆT VỀ CÁCH DÙNG TỪ ĐƯỢC VÀ CÓ THỂ CHO SINH VIÊN NHẬT Nguyễn Thị Ngọc Hân Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM Khi muốn diễn đạt ý nghĩa khả năng, một nét nghĩa khái quát của từ được hoặc có thể, thường một số sinh viên người Nhật còn chưa có sự phân biệt rõ ràng. Kết quả là việc sử dụng nhầm lẫn vị trí của từ được, nhầm lẫn giữa cách từ được với từ có thể trở thành một trong những lỗi thường gặp trong cách viết câu tiếng Việt của sinh viên Nhật. Quan sát các câu sau 1. 2. 3. 4. 5. Tôi muốn đi Hà Nội, tôi được đi bằng phương tiện gì? Anh được mua vé xe lửa ở ga Sài Gòn. Giáo viên không mặc được quần áo phơi bày ra da. Em thấy em trở nên hạnh phúc được. Chị ấy thức dậy được sớm. Khi muốn diễn đạt nét nghĩa khả năng, sinh viên chưa có sự cân nhắc để biết đâu là nét .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.