tailieunhanh - Biến thể Hán Việt trong tiếng Việt

Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt. Từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt theo từng giai đoạn khác nhau sẽ mang những âm đọc khác nhau, có thể nói đây là hiện tượng thường thấy không chỉ có riêng ở tiếng Việt. Nhưng có một điều khá đặc biệt là ngay trong cùng một lớp từ Hán Việt một chữ Hán được chú nhiều âm Hán Việt khác nhau, tạo nên biến thể Hán Việt song song tồn tại với âm Hán Việt gốc, và như vậy sẽ tạo thành những từ Hán Việt có cùng tự Hán. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do trong quá trình từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt ngoài việc chịu tác động ngữ âm tiếng Việt chúng còn bị tác động của những lý do ngoài ngôn ngữ. Để hiểu rõ hơn về nội dung, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | 1 BIẾN THỂ HÁN VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT Bùi Thị Duyên Hà** 1. Dẫn nhập Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt. Cách đọc này chính là sản phẩm của quá trình tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt vào cuối đời Đường – Ngũ Đại, đây được xem là giai đoạn quyết định sự hình thành nên cách đọc chữ Hán ở Việt Nam. Nhờ có cách đọc Hán Việt mà tất cả các chữ Hán đều có thể đọc bằng âm Hán Việt, giúp cho người Việt thuận lợi trong việc đọc mọi văn bản Hán. Và từ đó một số lượng từ Hán đã được nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt tạo nên lớp từ Hán Việt. Lớp từ này mang âm Hán Việt, được thể hiện bằng chữ quốc ngữ chứ không phải chữ Hán, điều này đã góp phần làm cho tiếng Việt trở nên phong phú và đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp, bởi sự xuất hiện của lớp từ này dẫn đến sự xuất hiện các hiện tượng như đồng âm, gần âm, đồng nghĩa, gần nghĩa giữa từ thuần Việt và Hán Việt và ngay trong bản thân lớp từ Hán Việt cũng xảy ra hiện tượng này. Từ gốc Hán không phải được nhập vào tiếng Việt cùng một thời kỳ mà chúng được nhập vào trong những giai đoạn khác nhau với những mức độ khác nhau, bằng Bài viết được đăng trong Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt, 62-74, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2012. ** Khoa Việt Nam học, Trường ĐH KHXH NV - ĐHQGTP. Hồ Chí Minh 2 những con đường khác nhau, và chịu sự đồng hóa của tiếng Việt cũng ở mức độ khác nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho các từ gốc Hán thêm phần phức tạp. Xét về mặt ngữ âm, vì những lý do trên nên một chữ Hán khi nhập vào tiếng Việt chúng có thể mang nhiều vỏ ngữ âm trong tiếng Việt. Ví dụ: Chữ Hán vừa có cách đọc Hán Việt vừa có cách đọc Cổ Hán Việt (tiền Hán Việt): Chữ Hán Âm cổ Hán Việt Âm Hán Việt 房 Buồng Phòng 帆 Phàm Buồm 味 Mùi Vị 務 Mùa Vụ 桥 Cầu Kiều 均 Cân Quân 舅 Cậu Cữu 朗 Chàng Lang 句 Cú Câu Ví dụ: Chữ Hán vừa có cách đọc Hán Việt vừa có cách đọc Hán Việt Việt hóa: Chữ Hán Âm Hán Việt Âm Hán Việt Việt hóa 近 Cận Gần 肝 Can Gan 3 本 Bổn Vốn 板 Bản Ván 刀 Đao Dao 样 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN