tailieunhanh - Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của cá nâu (Scatophagus argus) trong nuôi kết hợp với rong câu (Gracilaria sp.)

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ giảm lượng thức ăn thương mại thích hợp trong nuôi kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) với rong câu (Gracilaria sp.). Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần, nghiệm thức đối chứng là cá nâu nuôi đơn và cho ăn thức ăn viên thỏa mãn. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 1(2) - 2017 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ NÂU (SCATOPHAGUS ARGUS) TRONG NUÔI KẾT HỢP VỚI RONG CÂU (GRACILARIA SP.) Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Đinh Thị Tú Cầm Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ Liên hệ email: ntnanh@ TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ giảm lượng thức ăn thương mại thích hợp trong nuôi kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) với rong câu (Gracilaria sp.). Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần, nghiệm thức đối chứng là cá nâu nuôi đơn và cho ăn thức ăn viên thỏa mãn. Năm nghiệm thức còn lại cá nâu được nuôi kết hợp với rong câu và cho ăn với các mức 80%, 60%, 40%, 20% và 0% lượng thức ăn của nghiệm thức đối chứng. Cá nâu có khối lượng trung bình 4,18 - 4,20 g, được nuôi ở mật độ 60 con/m3, độ mặn 5‰. Sau 56 ngày nuôi, chất lượng nước trong bể nuôi kết hợp tốt hơn bể nuôi đơn. Tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức không cho ăn đạt 77,8%; thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (100%). Tốc độ tăng trưởng của cá được cho ăn 60 - 80% nhu cầu cao hơn có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ cho ăn 60% nhu cầu có thể được xem là tối ưu cả về tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trong nuôi kết hợp cá nâu - rong câu. Từ khóa: Gracilaria sp., chất lượng nước, hiệu quả sử dụng thức ăn, Scatophagus argus, tăng trưởng. Nhận bài: 09/08/2017 Hoàn thành phản biện: 12/09/2017 Chấp nhận bài: 25/09/2017 1. MỞ ĐẦU Cá nâu (Scatophagus argus) là đối tượng có giá trị kinh tế khá cao được thị trường trong nước ưa chuộng. Cá nâu có nhiều ưu điểm như dễ nuôi, rộng muối, có sức sống cao và là loài ăn tạp thiên về thực vật như mùn bã hữu cơ, tảo, rong biển (Barry và Fast, 1992). Vì thế, cá nâu được nuôi nhiều trong các mô hình quảng canh kết hợp hoặc nuôi luân canh với các đối tượng thủy sản khác ở vùng nước lợ Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Thanh Phương và cs., 2005). Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong nuôi thâm canh và bán thâm canh, người

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
46    187    0    01-05-2024
14    173    0    01-05-2024
10    159    0    01-05-2024
173    106    0    01-05-2024
185    100    0    01-05-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.