tailieunhanh - Điều tra tình hình gây hại và biện pháp quản lý cỏ dại hại lúa ở Quảng Trị

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định thực trạng cỏ dại hại lúa để có giải pháp nghiên cứu và biện pháp phòng trừ thích hợp. Kết quả điều tra trong các năm 2015 - 2016 cho thấy, thành phần cỏ dại trên đồng ruộng gồm 20 loài thuộc 10 họ như là cỏ lồng vực nước và cỏ đuôi phụng ở giai đoạn trước khi thu hoạch. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(1) - 2018 ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI HẠI LÚA Ở QUẢNG TRỊ Nguyễn Vĩnh Trường, Võ Khánh Ngọc Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: nguyenvinhtruong@ TÓM TẮT Cỏ dại là một trong những dịch hại quan trọng nhất, tuy nhiên, chưa được quan tâm nghiên cứu và quản lý ở miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định thực trạng cỏ dại hại lúa để có giải pháp nghiên cứu và biện pháp phòng trừ thích hợp. Kết quả điều tra trong các năm 2015 - 2016 cho thấy, thành phần cỏ dại trên đồng ruộng gồm 20 loài thuộc 10 họ như là cỏ lồng vực nước và cỏ đuôi phụng ở giai đoạn trước khi thu hoạch. Kết quả điều tra 90 hộ nông dân và 30 cán bộ quản lý cho thấy quy mô sản xuất lúa nhỏ (0,4 ha), phần lớn nông dân chưa áp dụng kỹ thuật canh tác và quản lý cỏ dại đúng theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, trong đó vấn đề hạn chế nhất là chưa giữ đúng mực nước trong ruộng sau phun thuốc. Công tác trừ cỏ lúa chủ yếu sử dụng biện pháp hóa học mặc dù nông dân chưa thật sự nắm rõ kỹ thuật này, áp dụng 02 lần/vụ với hoạt chất pretilachlor. Việc phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp này khó có thể trừ hết các loại cỏ với diện tích lớn. Các kết quả nghiên cứu là những phát hiện mới về cỏ dại và quản lý cỏ dại ở miền Trung và Quảng trị. Cần nghiên cứu về nguyên nhân phát triển trở lại của cỏ dại sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ để giúp có biện pháp quản lý cỏ dại lúa tốt hơn. Từ khóa: quản lý cỏ dại, lúa, Quảng Trị. Nhận bài: 28/12/2017 Hoàn thành phản biện: 19/01/2018 Chấp nhận bài: 25/01/2018 1. MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lúa đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Một trở ngại cho sản xuất là cùng với mức độ thâm canh cao, tăng mùa vụ thì sự xuất hiện dịch hại ngày càng nghiêm trọng, nhất là cỏ dại ngày càng rất khó phòng trừ. Cỏ dại được xem là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN