tailieunhanh - Phân lập nấm rụng lá Corynespora và đánh giá khả năng kháng của một số giống cao su ở Quảng Bình trong điều kiện in vivo

Bệnh rụng lá do nấm Corynespora trên cây cao su hàng năm gây rụng lá nhiều lần và làm chậm tốc độ sinh trưởng ở những vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Quảng Bình. Chúng tôi phân lập và đã xác định được 3 mẫu nấm thuộc Corynespora (R600-1, R600-2 và R4) từ những mẫu lá cao su bị bệnh là 3 chủng nấm thuộc loài Corynespora cassiicola. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(1) - 2018 PHÂN LẬP NẤM RỤNG LÁ CORYNESPORA VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CAO SU Ở QUẢNG BÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN IN VIVO Hoàng Bích Thủy1,2, Đặng Duy Hùng2, Trần Thị Thu Hà2, Nguyễn Minh Hiếu2 1 Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông Nghiệp Quảng Bình; 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: tranha@ TÓM TẮT Bệnh rụng lá do nấm Corynespora trên cây cao su hàng năm gây rụng lá nhiều lần và làm chậm tốc độ sinh trưởng ở những vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Quảng Bình. Chúng tôi phân lập và đã xác định được 3 mẫu nấm thuộc Corynespora (R600-1, R600-2 và R4) từ những mẫu lá cao su bị bệnh là 3 chủng nấm thuộc loài Corynespora cassiicola. Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng mẫu nấm R4 bằng áp thạch và bào tử trên lá cao su trưởng thành của 3 giống cao su RRIM 600, RRIV 4 và GT 1 cho thấy, mức độ lây nhiễm bệnh bằng phương pháp áp thạch mạnh hơn so với lây bệnh bằng bào tử về tỷ lệ bệnh (%), đường kính vết bệnh (%) và đường cong tiến triển bệnh (AUDPC). Trong 3 giống sử dụng đánh giá tính kháng bằng lây bệnh nhân tạo, thì giống RRIM 600 có tính kháng cao nhất so với giống RRIV4 và GT 1. Từ khóa: Cao su, giống, lây bệnh nhân tạo, nấm Corynespora, phân lập, Quảng Bình. Nhận bài: 26/08/2017 Hoàn thành phản biện: 14/9/2017 Chấp nhận bài: 15/10/2017 1. MỞ ĐẦU Theo kết quả nghiên cứu (Chee, 1987), cây cao su bị trên 550 loài vi sinh vật tấn công, trong đó hầu hết các bệnh của cao su đều do nấm gây ra. Các bệnh hại do nấm gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng mủ cao su. Đặc biệt là bệnh về lá như bệnh phấn trắng (do nấm Oidium heveae Steinm.), bệnh héo đen đầu lá (do nấm Collectotrichum gloeosporioides Penz.), bệnh rụng lá mùa mưa (do các nấm Phytophthora spp.), nghiêm trọng nhất là bệnh rụng lá do nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei. gây ra và đã trở thành dịch hại nguy hiểm cho nhiều vườn cao su của nước ta, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.