tailieunhanh - Xác định tình hình đáp ứng miễn dịch dịch thể và cảm nhiễm virus dại ở chó nuôi trên địa bàn thành phố Huế bằng phương pháp HI và SSDHI

Bằng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) và trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn (SSDHI) chúng tôi đã xác định đáp ứng miễn dịch dịch thể chống bệnh dại và tình hình cảm nhiễm virus dại trên chó nuôi ở một số địa bàn thuộc thành phố Huế vào nửa cuối năm 2016. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN: 2588-1256 Tập 1(1) - 2017 XÁC ĐỊNH TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ VÀ CẢM NHIỄM VIRUS DẠI Ở CHÓ NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HI VÀ SSDHI Phạm Hồng Sơn1, Nguyễn Thị Ngọc Hiền2 Khoa Chăn nuôi-Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 2 Phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế 1 Liên hệ email: sonphdhnl@ TÓM TẮT Bằng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) và trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn (SSDHI) chúng tôi đã xác định đáp ứng miễn dịch dịch thể chống bệnh dại và tình hình cảm nhiễm virus dại trên chó nuôi ở một số địa bàn thuộc thành phố Huế vào nửa cuối năm 2016. Kháng thể chống dại được xét nghiệm thấy ở 90,9%, 97,72% và 97,72% chó nuôi tại các phường theo trình tự An Hòa, Tây Lộc và Vỹ Dạ với tỷ lệ dương tính chung là 95,45%. Tỷ lệ chó được bảo hộ miễn dịch (có hiệu giá kháng thể 4 log2 trở lên) theo địa bàn trên lần lượt là 72,73%; 77,27% và 75% với cường độ miễn dịch đều cao hơn mức bảo hộ đàn (hiệu giá trung bình nhân kháng thể) là 16, tương ứng là 17,59; 24,48 và 24,48. Tỷ lệ nhiễm virus dại trên chó nuôi tại các phường An Hòa là 4,11%, Tây Lộc là 2,70% và Vỹ Dạ là 4,11%, trong khi tỷ lệ nhiễm chung là 3,64%, chứng tỏ còn nguy cơ phát sinh bệnh dại tại địa bàn. Từ khóa: bệnh dại, ngăn trở, ngưng kết hồng cầu, SSDHI, virus Nhận bài: 27/05/2017 Hoàn thành phản biện: 12/06/2017 Chấp nhận bài: 15/06/2017 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bê ̣nh da ̣i có thể gặp ở nhiều loài đô ̣ng vâ ̣t máu nóng và người. Theo ước tính, khoảng người chết mỗi năm do nhiễm dại từ chó, bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh, dẫn tới tử vong 100% khi đã có biểu hiện triệu chứng (Hatz và cs., 2012; Yousaf và cs., 2012). Bệnh dại sẽ có nguy cơ lan rộng nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đồng bộ (Banyard và cs., 2013). Trong thời gian trước 1995, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có trên 100 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.