tailieunhanh - Nghiên cứu và dự báo biến động sử dụng đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh hòa ứng dụng trong chuỗi Markov và GIS
Nghiên cứu này nhằm ứng dụng GIS và chuỗi Markov để nghiên cứu và dự báo xu hướng biến động sử dụng đất trên địa bàn thành phố Nha Trang đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu đã thành lập bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015 cho 5 loại sử dụng đất: nông nghiệp, lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở và đất chưa sử dụng; đồng thời đã phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất đai cũng như dự báo chiều hướng biến động sử dụng đất đến năm 2020 và đối chiếu so sánh với phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2020 đã phê duyệt. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN: 2588-1256 Tập 1(1) - 2017 NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA ỨNG DỤNG TRONG CHUỖI MARKOV VÀ GIS Huỳnh Văn Chương1, Châu Võ Trung Thông2, Huỳnh Công Hưng3 1 Khoa Tài nguyên đất và MTNN, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 2 Phòng Khảo thí và ĐBCLGD, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 3 Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Khánh Hòa Liên hệ email: chauvotrungthong@ TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm ứng dụng GIS và chuỗi Markov để nghiên cứu và dự báo xu hướng biến động sử dụng đất trên địa bàn thành phố Nha Trang đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu đã thành lập bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015 cho 5 loại sử dụng đất: nông nghiệp, lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở và đất chưa sử dụng; đồng thời đã phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất đai cũng như dự báo chiều hướng biến động sử dụng đất đến năm 2020 và đối chiếu so sánh với phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2020 đã phê duyệt. Kết quả dự báo biến động sử dụng đất đến năm 2020 bằng chuỗi Markov so với phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Nha Trang có sự chênh lệch không quá lớn. Từ khóa: biến động sử dụng đất, chuỗi Markov, dự báo sử dụng đất, GIS Nhận bài: 16/05/2017 Hoàn thành phản biện: 10/06/2017 Chấp nhận bài: 15/06/2017 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển kinh tế - xã hội đã làm gia tăng nhu cầu đất đai và làm cho tình hình sử dụng đất đai biến động lớn. Việc nghiên cứu biến động sử dụng đất ngày càng trở nên nhanh chóng và chính xác hơn với sự hỗ trợ của công nghệ GIS kết hợp chuỗi Markov. Đoàn Đức Lâm và Phạm Anh Tuấn (2010) đã sử dụng công nghệ thành lập bản đồ biến động sử dụng đất với rất nhiều công cụ trong đó có GIS. Mubea và cs. (2010) đã sử dụng kết hợp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS), và chuỗi Markov phân tích và dự đoán thay đổi sử dụng đất. Kết quả cho thấy tình hình phát triển đô thị không đồng đều, diện tích đất rừng bị mất mát đáng kể và quá trình thay đổi sử
đang nạp các trang xem trước