tailieunhanh - Nghiên cứu tách chiết và xác định thành phần hóa học tinh dầu sa nhân ở Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu là hạt Sa nhân thu mua trên địa bàn xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hạt được sấy sơ bộ ở 400C đến độ ẩm 12%, sau đó xay mịn và sàng để lấy hạt có kích thước nhỏ hơn 1 mm. Tinh dầu từ hạt Sa nhân nghiền mịn thu được bằng phương pháp trích ly với dung môi ethanol 96%, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/9, thời gian trích ly là 14 giờ ở nhiệt độ 600C. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN: 2588-1256 Tập 1(1) - 2017 NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU SA NHÂN Ở HƯƠNG HỒ, HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Đức Chung, Phan Thị Bé, Nguyễn Hiền Trang, Nguyễn Cao Cường Khoa Cơ khí – Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: nguyenducchung@ TÓM TẮT Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu là hạt Sa nhân thu mua trên địa bàn xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hạt được sấy sơ bộ ở 400C đến độ ẩm 12%, sau đó xay mịn và sàng để lấy hạt có kích thước nhỏ hơn 1 mm. Tinh dầu từ hạt Sa nhân nghiền mịn thu được bằng phương pháp trích ly với dung môi ethanol 96%, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/9, thời gian trích ly là 14 giờ ở nhiệt độ 600C. Thành phần các cấu tử bay hơi trong tinh dầu sau trích ly được phân tích bằng phương pháp sắc ký khối phổ (GC – MS) cho thấy hàm lượng các chất bay hơi chiếm 96,37% tổng lượng tinh dầu với một số thành phần chính có dược tính với tỷ lệ tương ứng là 48,00% camphor, 8,67% camphene, 36,87% endobornyl acetate, 2,36% nerolidol B và 1,24% β-pinene. Từ khóa: Amomum xanthioides, dịch chiết, tinh dầu, GC-MS Nhận bài: 23/05/2017 Hoàn thành phản biện: 07/06/2017 Chấp nhận bài: 12/06/2017 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sa nhân (Amomum xanthioides Wall.) là một loài thực vật thuộc chi Amomum họ Gừng Zingiberaceae, đây là một loại cây được sử dụng làm dược liệu, thuốc chữa bệnh. Sa nhân được sử dụng nhiều để làm thuốc trong y học cổ truyền nhằm kích thích tiêu hóa, chữa ăn uống không tiêu, bị nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng do lạnh, kiết lị, sẩy thai, bệnh cao huyết áp, cao cholesterol máu. Ngoài ra, Sa nhân còn được dùng làm gia vị và chế rượu mùi. Tinh dầu Sa nhân chứa nhiều hợp chất hóa học có giá trị như: camphen, α-pinen, βpinen, limonen, alcanfor, β–cubebene, borneol. Bên cạnh khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa với hiệu lực ức chế cao, tinh dầu Sa nhân còn đươ ̣c chứng minh có tác du ̣ng kìm hãm sự phát triể n
đang nạp các trang xem trước