tailieunhanh - Khả năng chắn cát và cải tạo đất của các đai rừng phòng hộ trên vùng cát ven biển ở xã Điền Hòa và Điền Hương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các đai rừng đều có khả năng phòng hộ chắn cát khá tốt. Độ cao cát bốc, cát lấp có sự sai khác nhau rõ rệt giữa các vị trí trước đai 5H, sau đai 10H và 20H so với trong đai rừng. Mức độ cát di động (cát bốc) xảy ra chủ yếu phía trước đai rừng 5H, còn ở trong đai rừng hiện tượng cát vùi lấp (cát lấp) xảy ra mạnh và sau đó hiện tượng này xảy ra rất ít ở phía sau đai rừng 10H, 20H. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN: 2588-1256 Tập 1(1) - 2017 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG KHẢ NĂNG HẠN HÁN TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA DỰA VÀO CHỈ SỐ CHUẨN HÓA GIÁNG THỦY TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Trần Thị Minh Châu, Huỳnh Văn Chương, Trần Thị Phượng Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: tranthiminhchau@ TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và dựa vào tính toán chỉ số hạn hán giáng thuỷ (SPI) để xây dựng bản đồ phân vùng khả năng hạn hán trên diện tích đất trồng lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hòa Vang là huyện nông nghiệp duy nhất của thành phố Đà Nẵng, với diện tích đất trồng lúa , chiếm 4,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Lượng mưa trung bình các tháng giai đoạn 1996 - 2016 đạt giá trị lớn nhất xấp xỉ 650mm vào tháng 10 và nhỏ nhất khoảng 85mm vào tháng 6. Chỉ số SPI trên diện tích đất trồng lúa dao động trong ngưỡng tương đối ẩm ướt đến tương đối khô trong vụ trồng lúa Đông Xuân và tương đối khô đến khô hạn nặng trong vụ trồng lúa Hè Thu. Các xã thuộc vùng Đông Nam của huyện, bao gồm Hòa Tiến, Hòa Khương và Hòa Nhơn bị hạn hán nặng hơn so với các xã còn lại. Để sử dụng đất lúa có hiệu quả, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bao gồm xây dựng các công trình thủy lợi, sử dụng các loại giống lúa chịu hạn, tưới tiết kiệm nước và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ khóa: Đất trồng lúa, GIS, hạn hán, huyện Hòa Vang, SPI Nhận bài: 15/05/2017 Hoàn thành phản biện: 05/06/2017 Chấp nhận bài: 10/06/2017 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và các nước sản xuất nông nghiệp lớn như Việt Nam. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB, 2009) thì Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH. Trong đó, sản xuất nông nghiệp được coi là một trong .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN