tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dệt may Việt Nam
Luận án làm rõ các vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Dệt May làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV ngành Dệt May Việt Nam, đồng thời cung cấp các luận cứ khoa học trong việc đề xuất các định hướng và các giải pháp cốt yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV ngành Dệt may phục vụ cho việc thực hiện các chiến lược phát triển ngành trong thời gian tới. . | Trong các công đoạn sản xuất nguyên liệu cho ngành dệt may ở Việt Nam thì ngành trồng bông là khó phát triển như mục tiêu đề ra. Nguyên nhân chính là do nước ta không có lợi thế cạnh tranh tự nhiên. Trồng bông là ngành rất thâm dụng đất đai, lại chịu tác động nhiều bởi thời tiết, khí hậu, nước tưới. Tuy nhiên hiện nay diện tích trồng bông ở Việt Nam vẫn chưa nhiều và còn manh mún, bên cạnh đó, trình độ thâm canh của nông dân chưa tốt, không có hệ thống thủy lợi hỗ trợ, điều kiện trồng trọt chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất thu hoạch bằng thủ công nên năng suất, chất lượng bông của nước ta kém xa các nước khác trên thế giới dẫn tới giá bán không cạnh tranh so với các nước khác trên thế giới. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua Việt Nam phải nhập khẩu ngày càng nhiều loại nguyên liệu thô bông, xơ để phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho kéo sợi và là một trong năm nước nhập khẩu bông lớn nhất thế giới, chủ yếu là từ Hoa Kỳ (43%) kế đến là Ấn Độ, Australia, Bra-xin, Bờ Biển Ngà, Pa-kix-tan, Trung Quốc, Indonesia. Rõ ràng, đây không phải là công đoạn mà các DNNVV dệt may trong nước có lợi thế và điều này ảnh hưởng ít nhiếu đến năng lực cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp hoạt động trong công đoạn kế tiếp là kéo sợi.
đang nạp các trang xem trước