tailieunhanh - Một số quan điểm về đổi mới khoa học và công nghệ: Những vấn đề cần lưu ý khi hoạch định chính sách khoa học và công nghệ
Bài viết này trình bày những quan điểm hay mô hình quản lý KH&CN được đúc rút từ những kết quả nghiên cứu của các tổ chức và chuyên gia trên thế giới. Những luận bàn và một số kiến nghị liên quan đến hoạt động nghiên cứu KH&CN trong bài viết này làm nổi bật lên vai trò của hoạt động nghiên cứu cơ bản trong việc thúc đẩy nền kinh tế tri thức trên thế giới và có thể kỳ vọng như là nền tảng hỗ trợ cho việc định hướng, thiết lập được những vấn đề cần lưu ý khi hoạch định chính sách đổi mới KH&CN đang còn hạn chế ở Việt Nam trước bối cảnh hội nhập quốc tế. | 24 Một số quan điểm về đổi mới KH&CN. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ ĐỔI MỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NCS. Nguyễn Thị Phương1 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ Tóm tắt: Khoa học và công nghệ (KH&CN) luôn đóng vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia hay mỗi vùng lãnh thổ, đặc biệt hiện nay được mặc định là nền kinh tế tri thức. Bằng phương pháp tiếp cận tổng hợp, bài viết này trình bày những quan điểm hay mô hình quản lý KH&CN được đúc rút từ những kết quả nghiên cứu của các tổ chức và chuyên gia trên thế giới. Những luận bàn và một số kiến nghị liên quan đến hoạt động nghiên cứu KH&CN trong bài viết này làm nổi bật lên vai trò của hoạt động nghiên cứu cơ bản trong việc thúc đẩy nền kinh tế tri thức trên thế giới và có thể kỳ vọng như là nền tảng hỗ trợ cho việc định hướng, thiết lập được những vấn đề cần lưu ý khi hoạch định chính sách đổi mới KH&CN đang còn hạn chế ở Việt Nam trước bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: Chính sách KH&CN; Khoa học, công nghệ và đổi mới; Nghiên cứu cơ bản. Mã số: 16031601 1. Giới thiệu Trong xu thế phát triển của nhân loại nói chung và của nền kinh tế tri thức nói riêng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đặt mối quan tâm đến việc tăng năng suất lao động thông qua phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới. Theo đó, tính cạnh tranh của mỗi quốc gia phụ thuộc trực tiếp vào năng lực đổi mới và khả năng khai thác kết quả nghiên cứu của các doanh nghiệp phục vụ sản xuất phát triển xã hội. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng các chính sách dành cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới có vai trò quan trọng. Ở Việt Nam, năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới hiện còn yếu và hệ thống đổi mới quốc gia còn hạn chế. Công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) vẫn chỉ là hoạt động mang tính thêm thắt trong các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước2. Những hạn chế này còn thể hiện ở kết quả xếp .
đang nạp các trang xem trước