tailieunhanh - Phương pháp xây dựng bản đồ công nghệ tại Việt Nam

Bài viết giới thiệu phương pháp xây dựng bản đồ công nghệ ở Việt Nam, trong đó bao gồm: bản đồ công nghệ cho ngành công nghiệp, sản phẩm và các lĩnh vực công nghệ. Bản đồ công nghệ sẽ cung cấp các thông tin cụ thể, chi tiết về hiện trạng công nghệ, khoảng cách của mỗi công nghệ so với thế giới. | JSTPM Tập 5, Số 4, 2016 1 NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM TS. Tạ Việt Dũng, ThS. Nguyễn Anh Dũng1 Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN Tóm tắt: Bài viết giới thiệu phương pháp xây dựng bản đồ công nghệ ở Việt Nam, trong đó bao gồm: bản đồ công nghệ cho ngành công nghiệp, sản phẩm và các lĩnh vực công nghệ. Bản đồ công nghệ sẽ cung cấp các thông tin cụ thể, chi tiết về hiện trạng công nghệ, khoảng cách của mỗi công nghệ so với thế giới. Cùng với đó là các phân tích về thực trạng và xu hướng phát triển của công nghệ, thị trường khu vực và thế giới. Đây là các thông tin quan trọng cho các cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu, đào tạo, các hiệp hội, cũng như các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp. Bản đồ công nghệ khác biệt chủ yếu trong cấu trúc như: xác định mục tiêu, lĩnh vực, cây công nghệ, phân tích thị trường hoặc ứng dụng công nghệ. Từ khóa: Bản đồ công nghệ; Phương pháp luận. Mã số: 16081802 1. Mở đầu Kinh nghiệm của các nước cho thấy, trước khi xây dựng lộ trình công nghệ phải tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng và năng lực công nghệ trong ngành công nghiệp cũng như năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các viện/trường. Cơ sở dữ liệu về hiện trạng, năng lực công nghệ cũng như khoảng cách công nghệ có thể được xây dựng trước hoặc song song với việc tiến hành triển khai xây dựng lộ trình công nghệ, tùy thuộc vào mức độ phát triển của quốc gia đó. Thông thường, các nước phát triển có nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau phân tán trong ngành công nghiệp cũng như cơ quan quản lý nên họ chỉ tiến hành tổng hợp hiện trạng phục vụ mục đích xây dựng lộ trình. Do xuất hiện ở một nước có nền khoa học và công nghệ (KH&CN) tiên tiến nhất thế giới là Mỹ, nơi sự quan tâm dành phần nhiều cho lộ trình công nghệ trên cơ sở hiện trạng công nghệ đã có, nên tại Mỹ và các nước phát triển thường dùng cụm từ Lộ trình công nghệ hơn là Bản đồ công nghệ; với 1 Liên hệ tác giả: .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN