tailieunhanh - Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của thanh thiếu niên khiếm thị tại trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010

Thanh thiếu niên khiếm thị có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe rất đặc trưng cho tình trạng khuyết tật. Tuy nhiên những nghiên cứu tại Việt Nam hướng đến nhóm đối tượng này không nhiều. Đây là nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhu cầu về CSSK của TTN khiếm thị tại trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Tp. Hồ Chí Minh năm 2010. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học NHU CẦU VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA THANH THIẾU NIÊN KHIẾM THỊ TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐẶC BIỆT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010 Ngô Ngọc Thùy Nhiên , Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh , Phạm Hằng Hà TÓM TẮT Bối cảnh: Thanh thiếu niên (TTN) khiếm thị có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe (CSSK) rất đặc trưng cho tình trạng khuyết tật. Tuy nhiên những nghiên cứu tại Việt Nam hướng đến nhóm đối tượng này không nhiều. Đây là nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhu cầu về CSSK của TTN khiếm thị tại trường Phổ thông đặc biệt (PTĐB) Nguyễn Đình Chiểu, Chí Minh () năm 2010. Mục tiêu: Tìm hiểu nhu cầu về CSSK của TTN khiếm thị và các yếu tố ảnh hưởng đến việc CSSK tại trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu, năm 2010. Phương pháp: nghiên cứu định tính với 05 cuộc thảo luận nhóm (TLN) và 07 cuộc phỏng vấn sâu (PVS), kết hợp phương pháp quan sát có sự tham gia và đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng. Kết quả: Nhu cầu được lắng nghe, đồng cảm được các em nêu lên đầu tiên vì thực tế vẫn còn tồn tại nhiều định kiến không tốt về người khiếm thị. Các em có nhu cầu rất lớn về việc tìm kiếm, tiếp cận nguồn thông tin sức khỏe đáng tin cậy, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS), giới tính và tuổi dậy thì nhưng nguồn sách nói, sách nổi về chủ đề này vẫn còn hạn chế. Các em mong muốn được đối xử công bằng, được quan tâm hơn khi đến các cơ sở y tế; được tăng số lần khám sức khỏe định kỳ; được tăng số lượng cũng như đa dạng hình thức trao đổi thông tin qua các buổi truyền thông. Về dinh dưỡng, các em mong muốn thực đơn của trường phong phú, đa dạng hơn. Kết luận: Công tác CSSK cho đối tượng người khiếm thị là một vấn đề rất quan trọng. Nhà trường và các đơn vị hỗ trợ tuy đã rất cố gắng nhưng gặp không ít trở ngại, do đó đôi khi kết quả chưa được như mong đợi. Để công tác này ngày một tốt hơn, đòi hỏi sự quan tâm của cả cộng đồng, sự hợp tác của toàn xã hội chứ không riêng ngành y .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.