tailieunhanh - Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực thực nghiệm dựa trên thí nghiệm tự tạo

Năng lực thực nghiệm là một trong những năng lực chuyên biệt, quan trọng cần được hình thành và phát triển trong quá trình dạy học vật lí. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày cách thức sử dụng thí nghiệm tự tạo đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 26, THÁNG 6 NĂM 2017 XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM DỰA TRÊN THÍ NGHIỆM TỰ TẠO BUILDING THE ASSESSMENT CRITERIA OF EXPERIMENTAL CAPACITY BASED ON SELF-CREATED EXPERIMENTS Nguyễn Hoàng Anh1 Tóm tắt – Năng lực thực nghiệm là một trong những năng lực chuyên biệt, quan trọng cần được hình thành và phát triển trong quá trình dạy học vật lí. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày cách thức sử dụng thí nghiệm tự tạo đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Từ khóa: năng lực, năng lực thực nghiệm, dạy học phát triển năng lực. điểm dạy học này là phải dạy cho học sinh (HS) “có thể làm được cái gì từ cái đã biết” chứ không phải dạy cho HS “biết cái gì”. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, do đó việc sử dụng thí nghiệm vật lí nói chung và thí nghiệm tự tạo (TNTT) nói riêng là điều kiện để hình thành và phát triển năng lực (NL) cho HS, đặc biệt là năng lực thực nghiệm (NLTN). Trong những năm gần đây, việc thiết kế, chế tạo và sử dụng TNTT vào tổ chức dạy học đã được các tác giả [2], [3], [4] quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu đó đã trình bày rất chi tiết cách chế tạo dụng cụ TN, tiến hành thí nghiệm cũng như cách thức sử dụng các TNTT đó trong dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS như: tạo tình huống có vấn đề, vận dụng kiến thức mới vào giải thích hiện tượng. Tuy nhiên, các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đến việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong học tập mà chưa quan tâm đến việc hình thành và phát triển NLTN cho HS thông qua TNTT. Bên cạnh đó, việc sử dụng TNTT trong quá trình dạy học là điều kiện rất thuận lợi cho việc hình thành cũng như phát triển NLTN cho HS. Chính vì vậy, trong bài báo này, chúng tôi trình bày cách thức sử dụng TNTT để đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển NLTN. Abstract – Experimental competency is one of the specialized capabilities, important to

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.