tailieunhanh - Cắt đốt nội soi tạo đường hầm trên bệnh nhân bí tiểu do ung thư tuyến tiền liệt

Đề tài được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu áp dụng ở bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt tiến triển, ngoại trừ các bệnh nhân già, có chức năng đông máu bình thường, không có nhiễm trùng niệu. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học CẮT ĐỐT NỘI SOI TẠO ĐƯỜNG HẦM TRÊN BỆNH NHÂN BÍ TIỂU DO UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT Nguyễn Duy Điền*, Thái Minh Sâm*, Chu Văn Nhuận*, Nguyễn Đức Khoan*, Châu Quý Thuận*, Dương Quang Vũ*, Đỗ Quang Minh*, Nguyễn Thị Thái Hà*, Trần Ngọc Sinh* TÓM TẮT Mục tiêu: Trong giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt (TTL) tiến triển, bí tiểu cấp có thể xảy ra. Câu hỏi đặt ra là phương pháp chuyển lưu nước tiểu nào được chọn lựa: đặt thông niệu đạo, mở bàng quang ra da hay mở niệu quản ra da. Chúng tôi thực hiện phẫu thuật cắt đốt nội soi ngã niệu đạo, được gọi là cắt đốt nội soi tạo đường hầm. Kĩ thuật này dựa trên kĩ thuật cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt cổ điển, tạo một đường hầm qua TTL, kết hợp với điều trị nội tiết tố, xạ trị, Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt đốt nội soi tạo đường hầm của bệnh nhân ung thư TTL. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt trường hợp lâm sàng. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư TTL tiến triển, ngoại trừ các bệnh nhân già, có chức năng đông máu bình thường, không có nhiễm trùng niệu. Bệnh nhân được chuẩn bị trước mổ, trong mổ như phẫu thuật cắt đốt nội soi bình thường (tê tủy sống, dung dịch rửa Sorbitol 3,3%, cắt đốt với nguồn điện đơn cực), nhưng phẫu thuật chỉ tạo đường hầm tối thiểu qua TTL để bệnh nhân có thể đi tiểu được. Sinh thiết và đánh giá giai đoạn được thực hiện trước phẫu thuật. Kết quả: 34 bệnh nhân ung thư TTL tiến triển được thực hiện phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy, từ năm 2009 đến 2010. Tuổi trung bình: 76,2 ± 8,4 tuổi, PSA trung bình: 92,5 ± 47,2 ng/mL, di căn xương: 32/34 (94,1%) bệnh nhân. 1/34 bệnh nhân (2,9%) T3bN1Mx và 81 tuổi, 1/34 (2,9%) bệnh nhân T2cNxMx nhưng 87 tuổi. Phẫu thuật được thực hiện thành công ở 34/34 bệnh nhân (100%): 32/34 (94,1%) bệnh nhân tự tiểu được sau khi rút thông niệu đạo sau 3 ngày, 2/34 (5,9%) tiểu được sau 1 tuần. Sau 01 tháng, thang điểm IPSS trung bình là 12,6 ±4 ,6 (5-22), Qmax

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN